Quay lại
Tiếp theo

Thứ sáu, 25/05/2018 | 02:40 GMT+7


[Nghiên cứu] Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mê Linh, Hà Nội

 Promotion efficience for poor households to borrow in Vietnam bank for Social Policies-Branch Me Linh, Ha Noi

ThS. Nguyễn Minh Hải*

I.                  ĐẶT VẤN ĐỀ

1.     Cơ sở nghiên cứu

Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), với mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ nghèo. Với thời gian gần 15 năm hoạt động, NHCSXH đã cho hàng chục triệu lượt hộ nghèo vay với tổng số vốn lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo còn nhiều vấn đề bức xúc như: Quy mô cho vay chưa lớn, hiệu quả xóa đói giảm nghèo còn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững v.v… Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở nước ta nói chung và cho vay cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội; chỉ ra đúng thực trạng để có giải pháp phù hợp trong việc đẩm bảo tính hiệu quả của công tác cho vây hộ nghèo với mục tiêu là xóa đói, giảm nghèo thành công và đạt hiệu quả cao. Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Thái Lan vào tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán địa phương”.

Mặc dù hiện nay, nước ta về cơ bản đã xóa được đói nhưng vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Theo số liệu thống kê tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm bình quân khoảng 2%/năm từ 14,2% (cuối năm 2010) xuống dưới 4,5% (năm 2015). Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Thời gian tới, công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn từ phía Chính Phủ, xã hội, cộng đồng và bản thân hộ nghèo, đồng thời các tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, bên cạnh các thời cơ thuận lợi cũng xuất hiện nhiều thách thức mới đối với công cuộc XĐGN.

Tiêu chí chính được sử dụng thường xuyên nhất để xác định hộ nghèo là thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người này lại phải dựa vào chuẩn nghèo của từng vùng từng khu vực, từng quốc gia được ban hành trong các giai đoạn cụ thể. Sở dĩ như vậy vì: mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi một quốc gia có đặc điểm kinh tế-xã hội khác nhau, tốc độ phát triển cũng không giống nhau. Hơn nữa, khi tình hình kinh tế có sự biến động, giá cả không ổn định thì chuẩn nghèo cũng thay đổi cho phù hợp. Trong giai đoạn 2011-2015 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định ban hành chuẩn nghèo cho hai khu vực thành thị và nông thôn như sau:

: Hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng /người /tháng (4.8 triệu đồng /người /năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 500.000 đồng/người/tháng (dưới 6 triệu đồng/người/ năm) được coi là hộ nghèo.

            Riêng đối với Hà Nội: Ngày 10/01/2011, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2016 như sau:

          + Thành thị: thu nhập bình quân dưới 750.000 đ/ người/tháng là hộ nghèo. Hộ cận nghèo có thu nhập bình quân từ 751.000đ - 1.000.000đ/người/ tháng

          + Nông thôn: thu nhập bình quân dưới 550.000 đ/người/tháng. Hộ có thu nhập bình quân từ 551.000đ - 750.000 đ/ người/ tháng thì được xếp trong danh sách hộ cận nghèo.

          - Ngày 13/4/2016, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND về chuẩn nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 như sau:

+ Chuẩn nghèo: 1.100.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.400.000 đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị.

+ Chuẩn cận nghèo: 1.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.950.000 đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị.

Mục đích cho vay hộ nghèo: Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón..., công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

Góp vốn để thực hiện dự án SXKD do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông để trang trải các chi phí: Tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với trường công lập và theo quy định của nhà trường đối với trường dân lập; Kinh phí xây dựng trường theo quy định của địa phương phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT; Tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa theo giá ghi trên bìa sách (không cho vay mua sách tham khảo, sách nâng cao); Tiền mua quần áo hoặc trang phục học đường của học sinh theo quy định; Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn và nhu cầu vốn tại địa phương, Giám đốc chi nhánh NHCSXH cơ sở ưu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay hộ nghèo SXKD trước, sau đó mới xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập tại các trường phổ thôn

Hiệu quả cho vay hộ nghèo là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

 Xét về mặt kinh tế:

- Cho vay hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một quá trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trính tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

- Giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát.

Xét về mặt xã hội:

- Cho vay cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.

- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình...Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.

 2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo

 

 

Chất lượng cho vay và hiệu quả cho vay là hai tiêu chí quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hai tiêu chí này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản ánh lợi ích do vốn cho vay mang lại cho khách hàng và Ngân hàng về mặt kinh tế. Những hiệu quả cho vay mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư cho vay thông qua các chỉ tiêu:

- Số lượt hộ nghèo được vay vốn ngân hàng

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt số lượng, cho biết tại thời điểm báo cáo có tổng số bao nhiêu lượt hộ nghèo được vay vốn và được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

    Tổng số                 Luỹ kế số lượt hộ               Luỹ kế số lượt hộ

lượt hộ nghèo    =       được vay đến          +        được vay trong

được vay vốn              cuối kỳ trước                         kỳ báo cáo

 

Số lượt hộ nghèo được vay vốn phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay hộ nghèo càng được mở rộng, phát triển về số lượng. Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chủ trương và cách điều hành của NHCSXH:

- Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và quản lý cho vay, tập trung vào cho vay các dự án ngắn hạn, có vòng quay vốn nhanh sẽ có tác động tích cực làm tăng tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn trong mỗi kỳ báo cáo, từ đó phát triển quy mô cho vay, góp phần tăng hiệu quả cho vay hộ nghèo.

- Ngược lại, nếu ngân hàng không quan tâm đầy đủ đến công tác cho vay, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng không đảm bảo yêu cầu thực tế của công việc, quản lý yếu kém công tác cho vay hộ nghèo hoặc chú trọng mở rộng các khoản vay trung và dài hạn sẽ gây ảnh hưởng làm giảm số lượt hộ nghèo được vay vốn. Khi số lượt hộ nghèo được vay vốn bị giảm, cần phân tích rõ nguyên nhân do quản lý yếu kém hay do chủ định của ngân hàng tập trung vào phát triển các khoản vay trung và dài hạn để có đánh giá chính xác về hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với cho vay hộ nghèo; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố.

Tỷ lệ hộ                          Tổng số hộ nghèo được vay vốn

nghèo được      =        ------------------------------------------------     x 100

   vay vốn                    Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn càng cao chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác mở rộng, phát triển cho vay hộ nghèo. Cũng tương tự như chỉ tiêu Số lượt hộ nghèo được vay vốn, chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chủ trương và cách điều hành của ngân hàng:

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn cho vay, tranh thủ được các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách để thực hiện tốt công tác cho vay. Chỉ tiêu này cao còn cho thấy đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực cao, nhiệt tình và tận tâm với công việc; công tác quản lý cho vay hộ nghèo được lãnh đạo ngân hàng thực hiện tốt, góp phần làm tăng hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn thấp, giảm so với kỳ trước có thể do các nguyên nhân sau: nguồn vốn cho vay không được ngân hàng quan tâm phát triển, công tác thẩm định và quy trình duyệt hồ sơ, dự án cho vay chậm, kém hiệu quả; ngân hàng bị cắt giảm nguồn vốn cho vay theo chủ trương của lãnh đạo cấp trên; ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và việc triển khai dự án sản xuất kinh doanh của hộ nghèo… Do vậy, để đánh giá chính xác về việc tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn thấp, giảm đi so với kỳ trước cần phải phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn.

So sánh tỉ lệ hộ nghèo được vay vốn giữa các kỳ phản ánh được việc mở rộng hay thu hẹp số hộ nghèo được vay vốn, từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng, hiệu quả cho vay hộ nghèo tăng hay giảm.

- Số tiền vay bình quân mỗi hộ

Việc so sánh chỉ tiêu này qua các kỳ báo cáo giúp ta đánh giá được mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, từ đó đưa ra kết luận việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.

Số tiền cho vay                         Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo

   bình quân             =                 ----------------------------------------------------
    một hộ                                      Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo

 

Số tiền vay bình quân mỗi hộ phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng; con số này càng lớn thể hiện niềm tin của ngân hàng đối với các dự án vay vốn tăng cao, năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo tiến bộ, chất lượng cho vay ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào cả hai nhân tố là ngân hàng và hộ nghèo được vay vốn:

 

- Số tiền vay bình quân mỗi hộ càng tiến gần đến mức trần cho vay 50 triệu đồng/hộ chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo đã đạt đến trình độ cao nhất định, thuyết phục được cán bộ tín dụng của ngân hàng trong việc thẩm định và duyệt cho vay dự án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cao còn do nguyên nhân từ phía ngân hàng: chủ trương cho vay tập trung vào các ngành nghề có khả năng phát triển cao, phù hợp với hộ nghèo và cán bộ tín dụng của ngân hàng có khả năng hòa đồng, thông cảm với hộ nghèo, từ đó tạo thuận lợi trong việc hướng dẫn các hộ được vay vốn về kỹ thuật trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh, giúp họ nâng cao nhận thức, trình độ để tiến hành sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay và trả nợ gốc cho ngân hàng mà vẫn dư ra một khoản lợi nhuận nhất định để nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Số tiền vay bình quân mỗi hộ giảm có thể do nguyên nhân từ phía ngân hàng quản lý yếu kém, hộ nghèo vay vốn chưa đủ trình độ sản xuất kinh doanh để được thẩm định cho vay sát với mức trần 50 triệu đồng/hộ. Hoặc do các nguyên nhân khách quan như chủ trương của lãnh đạo cấp trên (trong một thời kỳ nhất định), do sự bất thường về khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh của hộ nghèo… Do vậy, để đánh giá chính xác về số tiền vay bình quân giảm so với kỳ trước cần thu thập và phân tích đầy đủ các thông tin liên quan.

-Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là tổng số nợ đến hạn nhưng không được cho vay lưu vụ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định bằng tổng số nợ quá hạn chia cho tổng dư nợ tại cùng một thời điểm hoặc trong cùng một kỳ báo cáo:

             Tỷ lệ                              Tổng nợ quá hạn đến thời điểm báo cáo

       nợ             =              ---------------------------------------------------------
 quá hạn                          Tổng dư nợ đến thời điểm báo cáo

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp chất lượng, hiệu quả cho vay hộ nghèo. Chỉ tiêu này ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc quản lý chất lượng cho vay kém, hiệu quả cho vay không cao, ảnh hưởng xấu đến việc thu hồi nợ và có thể còn làm ngân hàng bị cụt vốn nếu nợ quá hạn phải chuyển sang nợ khó đòi, khoanh nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn cao có thể do các nguyên nhân sau:

 

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng yếu kém, thiếu trình độ chuyên môn, khả năng thẩm định và đánh giá chất lượng, tính khả thi của các dự án cho vay.

- Năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo ngân hàng yếu kém, ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác cho vay và hiệu quả cho vay hộ nghèo.

- Nguyên nhân khách quan do hộ nghèo có người bị ốm đau đột xuất, do điều kiện thời tiết bất thường ảnh hưởng đến việc sản xuất mùa vụ của hộ nghèo…

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp cho thấy chất lượng, hiệu quả cho vay cao, ngân hàng quản lý tốt việc cho vay và thu hồi nợ; đồng thời thể hiện hộ nghèo đã thực hiện tốt các dự án sản xuất kinh doanh, có lợi nhuận để thanh toán lãi và trả nợ gốc cho ngân hàng, từng bước tiến lên thoát nghèo, góp phần làm tăng hiệu quả cho vay hộ nghèo của ngân hàng.

-Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói

Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo trong kỳ báo cáo được xác định như sau:

 

Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo

 

=

Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ

-

Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ

-

Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ di cư đi nơi khác

+

Số hộ nghèo mới vào trong kỳ báo cáo

 

Chỉ tiêu này cũng là phần đánh giá cuối cùng trong quy trình đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo, là kết quả tổng hợp của việc thực hiện bốn tiêu chí đã nêu ở trên.

 

Số hộ thoát nghèo lớn chứng tỏ chất lượng và hiệu quả cho vay cao, kết quả của việc ngân hàng làm tốt công tác cho vay (thẩm định và phê duyệt dự án) và quản lý vốn vay (bao gồm cả các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nghèo trong quá trình sản xuất, kinh doanh); hộ nghèo đã tiến lên trình độ hiểu biết cao hơn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có lãi, thu lợi nhuận để nâng cao chất lượng cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Đây là tín hiệu tốt và là tiêu chí tổng hợp để đưa ra nhận xét về chất lượng và hiệu quả cho vay hộ nghèo.

Số hộ thoát nghèo trong kỳ báo cáo thấp hoặc giảm so với các kỳ trước có thể do các nguyên nhân sau:

- Ngân hàng không làm tốt công tác cho vay, quản lý vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay kém; năng lực của cán bộ lãnh đạo và nhân viên, đặc biệt là nhân viên phụ trách tín dụng yếu kém dẫn đến hiệu quả cho vay thấp.

- Lãnh đạo và nhân viên ngân hàng đã thực hiện tốt công tác cho vay, quản lý vốn vay; nhiệt tình, tận tâm với công việc; thực hiện đúng các quy trình thủ tục, cho vay… nhưng do các điều kiện khách quan như: sự bất thường của thời tiết, hộ nghèo có người ốm đau, bệnh tật,… ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh làm cho hộ nghèo không có khả năng trả lãi, trả nợ gốc và không thể thoát nghèo.

Mục tiêu hoạt động của NHCSXH là hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và là tổ chức kinh tế phi lợi nhuận. Do đó, trong hoạt động cho vay hộ nghèo, chỉ tiêu số hộ thoát nghèo là chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả trong hoạt động cho vay hộ nghèo. Cùng với các chỉ tiêu đã nêu ở trên, việc đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo có những cơ sở đầy đủ, toàn diện để đưa ra kết luận cuối cùng bảo đảm tính chính xác, khoa học.

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN MÊ LINH

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mê Linh được thành lập vào ngày 10 tháng 5 năm 2003 theo Quyết Định số 678/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHCSXH. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mê Linh là đại diện pháp nhân, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hạch toán nội bộ trong hệ thống hạch toán tập trung của NHCSXH.

Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, NHCSXH huyện đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trong huyện. Khi mới thành lập, NHCSXH huyện Mê Linh cũng gặp không ít khó khăn. Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ phần lớn mới tuyển dụng nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế trong khi địa bàn hoạt động lại rộng. Song được sự giúp đỡ của lãnh đạo thành phố Hà Nội, UBND huyện Mê Linh, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH thành phố Hà Nội, các cán bộ của phòng giao dịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ khi mới thành lập, NHCSXH huyện Mê Linh cũng gặp không ít khó khăn. Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ phần lớn mới tuyển dụng nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế trong khi địa bàn hoạt động lại rộng. Song được sự giúp đỡ của lãnh đạo huyện, kết hợp với sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, NHCSXH huyện Mê Linh đã có bước phát triển nhanh, đúng hướng và có hiệu quả đối với người nghèo. NHCSXH huyện đã hình thành được một mạng lưới tổ chức đến tất cả các xã. Đặc biệt với cách làm sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với các tổ chức quần chúng, giúp đỡ được người nghèo thiết thực hơn. Tính đến cuối năm 2016 tổng doanh số các chương trình cho vay toàn huyện đạt 86.274 triệu đồng trong đó cho vay hộ nghèo chiếm 52,7% tổng doanh số cho vay đạt 44.864 triệu đồng.

Cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cho vay của NHCSXH huyện. Đến nay quy mô cho vay hộ nghèo của ngân hàng đã được mở rộng không chỉ tại trụ sở mà còn có 18 điểm giao dịch lưu động. Ngân hàng đã phối hợp cùng với hội đoàn thể các cấp để đưa vốn tới tận tay hộ nghèo. Doanh số cho vay của NHCSXH huyện tăng đều qua các năm: Năm 2014 doanh số cho vay đạt 3.855 triệu đồng, năm 2015 đạt 11.955 triệu đồng và năm 2016, doanh số cho vay đã đạt 11.455 triệu đồng; cho thấy quyết tâm XĐGN của Chính phủ và nỗ lực của NHCSXH huyện trong hoạt động cho vay hộ nghèo. Trong 3 năm từ 2014-2016, NHCSXH huyện đã thực hiện tốt chức năng của mình là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thể hiện qua sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm:

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện tăng đều qua các năm. Trong 3 năm từ 2014-2016 dư nợ cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện tăng, 20.069 triệu đồng năm 2014, lên 24.739 triệu đồng năm 2016. Với mức vay bình quân một hộ tại NHCSXH từ 16-25triệu đồng /hộ, vốn vay đã giúp hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ, nâng cao mức sống giảm tình trạng vay nặng lãi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu huyện đặt ra. Trong đó, mức cho vay bình quân /hộ ở các xã, thị trấn trong giai đoạn 2011-2015 như sau:

Bảng : Mức cho vay bình quân 1 hộ nghèo của NHCSXH huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2015

 

Xã, thị trấn

 

Số lượt (nghìn hộ)

Số tiền cho vay

(triệu đồng)

Mức cho vay bình quân (triệu đồng/hộ)

Chu Phan

327

      7.270  

                              22  

Đại Thịnh

338

      6.066  

                              18  

Hoàng Kim

381

      5.839  

                              15  

Liên Mạc

408

      6.763  

                              17  

Kim Hoa

331

      6.449  

                              19  

Mê Linh

300

      7.042  

                              23  

Chi Đông

66

      1.212  

                              18  

Quang Minh

183

      4.250  

                              23  

Tam Đồng

364

      8.140  

                              22  

Tiền Phong

220

      4.449  

                              20  

Tiến Thắng

304

      4.731  

                              16  

Tiến Thịnh

448

      8.539  

                              19  

Tự Lập

260

      5.730  

                              22  

Thanh Lâm

233

      5.527  

                              24  

Thạch Đà

330

      8.325  

                              25  

Tráng Việt

285

      4.752  

                              17  

Vạn Yên

249

      5.605  

                              23  

Văn Khê

443

      8.894  

                              20  

Tổng

  5.470  

   109.581  

                            364  

 

Mức cho vay hộ nghèo bình quân tại NHCSXH huyện Mê Linh từ 16-25 triệu đồng, được ngân hàng xác định dựa trên nhu cầu vay vốn của từng hộ, tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ của hộ vay trên cơ sở kết quả bình xét của tổ vay vốn ở thôn. Mỗi xã, các hộ nghèo có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nên mức cho vay bình quân theo địa bàn xã cũng có sự khác nhau. Theo báo cáo tổng hợp giai đoạn 2011-2015 của NHCSXH huyện Mê Linh vừa qua ta thấy: mức cho vay bình quân cao nhất ở các xã, thị trấn: Quang Minh, Thạch Đà, Vạn Yên, Mê Linh, Thanh Lâm... đều là những địa phương phát triển về nông nghiệp như trồng hoa, chăn nuôi lợn, bò, trồng cây ăn quả lâu năm như bưởi... Nếu xét trên số lượt vay vốn thì đây không phải những xã có số lượt hộ vay vốn nhiều nhất nhưng mức ngân hàng cho vay bình quân lại cao nhất trong toàn huyện. Con số này không chỉ nói lên nỗ lực của ngân hàng và các tổ chức nhận ủy thác trong hoạt động cho vay tại xã mà còn thể hiện quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu của các hộ dân.

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Với 5.470 lượt hộ vay vốn đã góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa phương và góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện; Những kết quả cụ thể trên đó gúp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm trên địa bàn huyện, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Mê Linh là huyện có 70% lao động nông nghiệp, trong đó tỷ lệ lớn hộ nghèo sản xuất nông nghiệp chính vì vậy tập trung chính cho vay đối với hộ nghèo là trung hạn không có ngắn.

Qua bảng số liệu ta thấy, Doanh số thu hồi nợ năm 2014 của ngân hàng nhiều hơn doanh số cho vay nguyên nhân giảm cuối năm 2013 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định cho vay đối với hộ cận nghèo giúp các hộ nghèo tránh tái nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo đáng kể trên địa bàn huyện dẫn đến hộ nghèo 2015 giảm so với năm 2014. cùng với sự cố gắng quyết tâm thoát khỏi nghèo đói cuối năm 2015 chính phủ tiếp tục ra quyết định cho vay hộ thoát nghèo với mục đính giảm nghèo bền vững cùng với đó chính phủ đã đưa ra những thay đổi về đánh giá hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo tiêu chí hộ nghèo tiếp cận đa chiều cùng với đó nâng mức vay hộ nghèo từ 30tr/hộ lên 50trđ/hộ cũng chính vì vậy mà hộ nghèo 2016 tăng 5.383 trđ so với. Qua đó ta cũng thấy chất lượng tín dụng ngày 1 đi lên nợ quá hạn giảm 18 trđ, hộ vay sử dụng đúng mục đích và rất hiệu quả từ đồng vốn tín dụng ưu đãi từ đó ta thấy sự cố gắng vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững .

 Tình hình xử lý rủi ro

Việc xem xét tính hiệu quả của phương án làm ăn của hộ nghèo là thách thức đối với NHCSXH: có rất ít căn cứ để đánh giá hiệu quả tài chính của phương án vay vốn, cán bộ không đủ để phân tích và thẩm định. Khả năng mất vốn là rất lớn. Trong nhiều trường hợp, cơ sở kinh tế để cho vay (và để thu hồi vốn ) chủ yếu là xét duyệt của chính quyền địa phương.Như vậy hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Mê Linh luôn tiềm ẩn rủi ro, cần phải có biện pháp xử lý rủi ro kịp thời. Căn cứ Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế xử lý nợ rủi ro của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04/4/2005, NHCSXH huyện Mê Linh thực hiện xóa nợ, miễn, giảm lãi tiền vay cho hộ nghèo gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, mất mùa, dịch bệnh (H5N1, tai xanh, trâu bò điên, long móng lở mồm...). Nhưng số tiền giảm lãi tiền vay cho mỗi hộ không vượt quá 50% số lãi vay tính trên thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ). Trong năm 2016, NHCSXH huyện xử lý 451 triệu đồng đưa vào danh sách nợ quá hạn để theo dõi và xử lý; phối hợp với Hội đoàn thể nhận ủy thác rà soát lại toàn bộ dư nợ để phân loại, những hộ có khả năng điều kiện nhưng trây ì không trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương có biện pháp tích cực nhất để thu nợ. Tùy thuộc vào nguyên nhân rủi ro mà ngân hàng có biện pháp xử lý phù hợp. Nguồn kinh phí xử lý rủi ro được trích từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH huyện, trường hợp rủi ro trên diện rộng, lãnh đạo ngân hàng sẽ báo cáo lên cấp trên chờ thủ tướng Chính Phủ quyết định.

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO GÓP PHẦN THỰC HIỆN XĐGN TẠI NHCSXH HUYỆN MÊ LINH

1. Hiệu quả kinh tế trong hoạt động cho vay hộ nghèo.

 

 

Trên cơ sở kế hoạch chỉ tiêu được giao, căn cứ vào nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn, NHCSXH huyện Mê Linh đã phối hợp cùng phòng LĐ-TB&XH triển khai hoạt động cho vay hộ nghèo và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

          * Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch cho vay thu nợ

Cho vay người nghèo là một trong 3 giải pháp lớn của Chính phủ để triển khai công tác XĐGN. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, căn cứ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hàng năm NHCSXH huyện luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong tổng nguồn vốn cho vay thì nguồn vốn NSNN cấp, vốn vay lãi suất thấp và vốn hỗ trợ từ địa phương chiếm tỷ trọng 68.53%; thu lãi cho vay, lãi tiền gửi chiếm 30%. Tỷ lệ thu lãi đến hạn đạt khoảng 98%. Với tôn chỉ hoạt động  “Không vì mục tiêu lợi nhuận” hoạt động huy động tiết kiệm chỉ đủ bù đắp một phần chi phí hoạt động của ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo được thực hiện đến năm 2013 dư nợ là 50.331 triệu đồng, năm 2014 là 20.069 triệu đồng, giảm 30.262 triệu đồng. Năm 2015 dư nợ là 19.356 triệu đồng, giảm 713 triệu đồng so với năm 2014. Năm 2016 đạt dư nợ là 24.739 triệu đồng, tăng 5.383 triệu đồng so với năm 2015. Từ năm 2011 - 2015 NHCSXH huyện đã cho 5.470 lượt hộ vay vốn với số tiền 109.581 triệu đồng, mức vay bình quân 1 hộ tính chung cho toàn huyện là 16-25 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2016, đã có 2.350 hộ vay vốn thoát nghèo.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong năm 2016, NHCSXH huyện Mê Linh sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tăng cường và mở rộng tính tự chủ. Trong tương lai NHCSXH huyện sẽ từng bước hiện đại hoá hoạt động, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, phát triển vững vàng trong giai đoạn hội nhập.

          * Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợ tính đến thời điểm phân tích. Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ quá hạn cũng có rất nhiều, chúng ta sẽ xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện Mê Linh để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng trong những năm qua:

Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016 thấp hơn năm 2014 là 18 triệu đồng. Nếu xét trên tỷ lệ so với tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Đây là kết quả đáng mừng bởi tỷ lệ nợ quá hạn giảm không chỉ cho thấy hộ nghèo trong huyện đã biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn nên đã trả được nợ đến hạn cho ngân hàng, mà còn phản ánh được hiệu quả của biện pháp thu hồi nợ cho vay của NHCSXH huyện Mê Linh. Những kết quả trong công tác thu hồi nợ vừa làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, vừa hạn chế chi ngân sách cấp bù của Nhà Nước.

2. Hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện XĐGN của NHCSXH huyện Mê Linh.

 

 

 Hiệu quả hoạt động cho vay của NHCSXH trong mối quan hệ với chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm đang là bài toán cần lời giải đối với tất cả các NHCSXH thuộc hệ thống NHCSXH Việt Nam. Đối với hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Mê Linh đã đạt được kết quả như sau:

          *Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn:

Bảng  Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn của huyện Mê Linh

 

Chỉ tiêu

 

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số hộ nghèo vay vốn của huyện

154

373

290

Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn (%)

0.85

3.07

0.98

(Nguồn: NHCSXH huyện Mê Linh )

          Do các điều kiện khách quan tác động như kinh tế suy thoái, chuẩn nghèo có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng nâng cao dẫn đến tình trạng thoát nghèo không bền vững, tái nghèo tăng cao trong năm 2016. Năm 2014 toàn huyện có 1.791 hộ nghèo, năm 2015 có 1.212 hộ nghèo và năm 2016 có 2.956 hộ nghèo. Với vai trò hỗ trợ vốn cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh, trong 3 năm 2014, 2015, 2016 NHCSXH huyện đã cho vay 5470 lượt hộ. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH huyện khá cao nhưng để đánh giá toàn diện hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động cho vay hộ nghèo ta cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo.

          *Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo

Bảng  Tỷ lệ vay vốn thoát nghèo của  NHCSXH huyện Mê Linh

 

 

Chỉ tiêu

 

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số hộ vay vốn thoát nghèo

 

47

855

Số hộ nghèo còn dư nợ

749

559

620

Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo (%)

 

 

 

 

 

(Nguồn : NHCSXH huyện Mê Linh )

 

          Qua bảng số liệu cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng đã được chú trọng hơn, có sự nỗ lực hơn trong việc hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Đồng thời hộ vay vốn cũng đã có ý thức vươn lên vượt nghèo. Bởi vậy, tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo tăng từ 28,02% năm 2015 lên 31,95% năm 2016. Từ đó cho thấy, vốn vay của NHCSXh huyện Mê Linh ngày càng phát huy tác dụng, góp phần tích cực thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững đảm bảo an sinh xã hội.

3. Hiệu quả của hoạt động cho vay hộ nghèo tới tình hình giảm nghèo của huyện Mê Linh

Trong những năm qua, huyện Mê Linh đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN, song vẫn là huyện có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao. Chính quyền,các tổ chức chính trị xã hội và NHCSXH huyện có rất nhiều nỗ lực khắc phục tình trạng tụt hậu và khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các xã trong huyện và với các huyện khác của thành phố Hà Nội.

Bảng  Tỷ lệ hộ thoát nghèo của huyện Mê Linh

 

Chỉ tiêu

 

Năm

Số hộ thoát nghèo   toàn huyện

Số hộ thoát nghèo

Vay vốn NHCSXH

Tỷ lệ  (%)

2014

744

522

70%

2015

597

312

52%

2016

1.009

452

45%

(Nguồn: UBND huyện Mê Linh )

Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, tình hình nghèo đói của huyện Mê Linh đã có nhiều khới sắc. Trong 3 năm toàn huyện có 2.350 hộ thoát nghèo trong đó vay từ nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo của Chính Phủ trong đó vốn vay ưu đãi từ NHCSXH huyện đã giúp trên 1.500 hộ thoát nghèo, trong đó có 1.286 hộ thoát nghèo vay từ nguồn vốn chương trình hộ nghèo. Năm 2016 hộ nghèo tăng là do áp dụng xét hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều.

Điểm lại hoạt động của NHCSXH huyện Mê Linh trong thời gian qua, ngoài những thành quả nêu trên, còn tồn tại những hạn chế:

 Hạn chế

  Vốn cho vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Số vốn vay trung bình tính trên mỗi hộ còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của các hộ. Như chúng ta đều biết, các hộ nghèo hầu như không có tích luỹ nên muốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh họ lệ thuộc gần như hoàn toàn vào vốn vay. Tuy nhiên nguồn vốn của ngân hàng chính sách ít nhiều còn bị hạn chế, lại phải cho vay các đối tượng chính sách khác nên chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp lý cho sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo. Phần lớn nguồn vốn của ngân hàng chính sách lệ thuộc vào Ngân sách nhà nước và cấp bù chênh lệch lãi suất.

  Cơ chế cấp vốn vay cho các hộ nghèo tiềm ẩn rủi ro cao. Hơn nữa, cách giải ngân vốn tín dụng ưu đãi hiện nay khá phức tạp, chi phí cao, từ đó làm giảm hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi.

Phần lớn những hộ nghèo có trình độ dân trí không cao, kỹ năng lao động yếu nên việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả. Điều này cũng làm cho nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tăng lên

Phương thức ủy thác cho vay còn hiều hạn chế, do cán bộ tổ chức hội đoàn thể không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân hàng nên khả năng xử lý sai phạm trong sủ dụng vốn vay của hộ nghèo không được kịp thời.

Năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Để đảm bảo vốn tín dụng cấp ra đúng đối tượng, đúng hướng, phù hợp với khả năng sử dụng vốn của hộ nghèo thì đòi hỏi trình độ năng lực của cán bộ tín dụng phải được nâng cao, không chỉ ở năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mà còn phải chú ý đến cả trình độ kinh tế tổng hợp. Trong khi đó, phần đông cán bộ tín dụng còn yếu về trình độ kinh tế tổng hợp. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bởi đa số các hộ nghèo thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh.

 Nguyên nhân

          Hiện nay chính sách lãi suất mà ngân hàng sách đang áp dụng chưa phù hợp với nguyên tắc xác định lãi suất của Ngân hàng. Theo điều lệ, lãi suất phải được xác định trên nguyên tắc bảo toàn vốn, tự bù đắp chi phí, rủi ro nghiệp vụ.

          Đội ngũ cán bộ cho vay còn thiếu, một người phải làm rất nhiều việc. NHCSXH Mê Linh hiện có 10 cán bộ trong đó có 3 cán bộ thực hiện hoạt động tín dụng cho toàn huyện, đây là một khó khăn lớn để có thể kiểm tra kiểm soát toàn bộ vốn vay.

Do cơ chế cho vay vốn hộ nghèo hiện nay còn khá nhiều bất cập. Cụ thể: Việc giải ngân vốn phải thông qua các cơ quan chính quyền địa phương, các hội đoàn thể. Điều này vừa tạo ra sự cồng kềnh về bộ máy giải ngân vốn, tăng chí phí hoạt động, vừa rất khó kiểm soát các dự án cấp vốn.

          Cách thức giải ngân vốn hiện nay chưa thực sự chú ý đến hiệu quả, bởi vì các món cho vay được thực hiện liên tục đối với mỗi hộ nghèo. Chỉ cần một hộ nghèo trả xong món nợ cũ là sẽ tiếp tục được vay món mới (nếu chưa thoát nghèo). Điều này làm cho tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, đồng thời Ngân hàng sẽ rất khó nhận biết rủi ro tín dụng.

 Định hướng cho vay hộ nghèo giai đoạn 2015-2020

Thực hiện chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25-1-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo. Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cùng cấp, đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của huyện nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được NHCSXH Thành phố Hà Nội giao, phấn đấu dư nợ đến hết 31/12/20016, dư nợ tăng trưởng so với năm 2013 khoảng 10%; trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 44.864 tỷ đồng.

Chuẩn bị bước sang giai đoạn mới, định hướng chung cho hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Mê Linh là toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và từng bước hội nhập, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, nâng cao hiệu quả cho vay cả về mặt kinh tế lẫn hiệu quả tiến bộ xã hội. Hiện nay, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ, huy động vốn trên thị trường đã và đang cạnh tranh rất khốc liệt. Các Ngân hàng thương mại đua nhau đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, kết hợp với các hình thức khuyến mại để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng mình. Năm 2016, lãi suất huy động của các NHTM khoảng 7%/ năm. Đây là mức lãi suất khá cao, chính vì vậy việc huy động vốn của NHCSXH cũng gặp khó khăn hơn do có sự chênh lệch và khác biệt về lãi suất, hình thức huy động, mạng lưới, cán bộ, trình độ công nghệ, tay nghề.... Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), theo đó các tổ chức Ngân hàng, tài chính quốc tế đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam mang theo công nghệ, kinh nghiệm, trình độ quản lý cao, các sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng và tiện ích. Các NHTM trong nước còn gặp khó khăn thì việc triển khai các sản phẩm dịch vụ, huy động vốn của NHCSXH đã khó khăn lại càng khó khăn gấp bội.

Hơn nữa, việc cổ phần hoá các NHTM đã và đang diễn ra sẽ có tác động không nhỏ đến nguồn vốn huy động của NHCSXH. Vì theo quy định của Chính phủ, các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước. Khi cổ phần hoá, các tổ chức này sẽ không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Nghị định 78/2002/NĐ-CP, đây là một khó khăn lớn đối với NHCSXH, làm giảm đáng kể nguồn vốn cho vay của ngân hàng, buộc các nhà lãnh đạo phải tìm kiếm nguồn vốn thay thế để đảm bảo tiếp tục duy trì và phát triển các chương trình tín dụng hiện có, trong đó có hoạt động cho vay hộ nghèo. Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 2010 - 2015 và các năm tiếp theo, khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu dài thì mới đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời đủ khả năng tự bù đắp chi phí vào năm 2017, hướng đến khả năng tự bảo toàn và bổ sung vốn điều lệ vào năm 2025. NHCSXH cần phải có nguồn vốn lớn với lãi suất phù hợp, khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Với định hướng trên ngay từ năm 2015, NHCSXH huyện đã xây dựng kế hoạch nguồn vốn cho giai đoạn 2016-2020 đảm bảo đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác :

IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCXSXH HUYỆN MÊ LINH

1. Hoàn thiện quy chế làm việc và tăng cường trao đổi thông tin giữa NHCSXH huyện với NHCSXH Thành phố và các cơ quan ban ngành khác

 

 

Trong Quy chế hoạt động của HĐQT NHCSXH Việt Nam, không quy định Ban đại diện cấp dưới phải báo cáo định kỳ về hoạt động của mình lên cấp trên. Trong khi Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp dưới là cơ quan quản lý có quyền lực cao nhất ở cấp cơ sở, là nơi đưa ra các quyết định về quản lý mang tính chiến lược, bao quát toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Thực tế cho thấy, ở phòng giao dịch, chi nhánh nào có Ban Đại diện hoạt động tích cực, có trách nhiệm thì nơi đó hoạt động cho vay hộ nghèo được thực hiện theo kế hoạch bài bản, đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Sự vào cuộc tích cực của Ban Đại diện mà cũng chính là những lãnh đạo cấp cao của địa phương đã tạo ra những thuận lợi trong việc chỉ đạo các ngành, các cấp liên quan cùng tham gia phối hợp trong việc giám sát, tuyên truyền hướng dẫn, hỗ trợ hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích hạn chế tình trạng thất thoát vốn, kịp thời phát hiện những hạn chế trong quy trình, thủ tục cho vay và kiến nghị lên NHCSXH cấp trên. Do đó, cần hoàn thiện thêm quy trình trong công tác chỉ đạo và báo cáo, đánh giá kết quả giữa các cấp HĐQT, gắn với việc kiểm điểm trách nhiệm của các Ban Đại diện HĐTQ ở địa phương; Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban giữa NHCSXH huyện với phòng Lao Động Thương Binh Xã hội, phòng Kinh tế huyện, các hội đoàn thể để phản ánh tình hình hoạt động của từng tổ chức, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác cho vay và quản lý vốn vay đối với hộ nghèo.

Việc đưa ra một quy chế làm việc hoàn chỉnh, đầy đủ và hiệu quả, trong đó thể hiện rõ vai trò và quy trình thông tin, báo cáo giữa các cấp HĐQT, gắn với việc kiểm điểm, làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban đại diện HĐQT có liên quan... sẽ là tiền đề cho việc tổ chức thực hiện thành công chương trình cho vay hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo của NHCSXH Việt Nam nói chung và của NHCSXH huyện Mê Linh nói riêng.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị-xã hội

 

 

Ủy thác cho vay hộ nghèo là cách làm thể hiện sự sáng tạo của người Việt, vừa tận dụng được bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở, giảm chi phí quản lý, vừa tạo điều kiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác, vừa xây dựng đựơc mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với hộ nghèo thông qua quan hệ với các hội, đoàn thể quần chúng ở cơ sở: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... gắn bó chặt chẽ với NHCSXH để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo; đồng thời, thông qua việc nhận ủy thác cho vay vốn của NHCSXH, các đoàn thể có thêm nội dung hoạt động để tập hợp, thu hút quần chúng nhân dân. Qua thực tế hoạt động cho thấy, cho vay ủy thác là hình thức cho vay tiên tiến, phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam. Phương thức cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý tốt vốn vay (cho vay đúng đối tượng mà không mất nhiều chi phí cho việc liên hệ, tìm người vay vốn; tranh thủ được mối quan hệ giữa hội đoàn thể, tổ tiết kiệm vay vốn và hộ nghèo để tạo thuận lợi trong việc quản lý vốn vay...), vừa giảm được chi phí trong quá trình từ thẩm định đến giải ngân vay vốn (thông qua ủy thác các hội đoàn thể, ngân hàng giảm được nhiều công đoạn thẩm định, kiểm tra hồ sơ...), đồng thời lại có được sự phối hợp của các hội đoàn thể trong việc hướng dẫn hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, triển khai thực hiện dự án theo đúng mục đích vay vốn, đảm bảo khả năng sinh lời của dự án cũng như khả năng trả lãi và nợ gốc của hộ nghèo, giúp hộ nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo thành công. Do vậy, NHCSXH huyện cần củng cố mở rộng hơn nữa phương thức ủy thác từng phần cho các đoàn thể chính trị xã hội đối với tất cả các chương trình cho vay tới hộ và kiên trì đổi mới cơ chế quản lý, tách bạch giữa bộ phận quản trị ngân hàng với bộ phận tác nghiệp, bộ phận kiểm tra giám soát hoạt động, khắc phục tình trạng quản lý vừa đá bóng vừa thổi còi. Để các tổ chức hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, NHCSXH huyện cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ quản lý cũng như kỹ năng nghiệp vụ cho vay hộ nghèo của các tổ chức hội cấp xã để họ thực sự trở thành đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên quản. Đồng thời, NHCSXH cần có mức phí uỷ thác hợp lý cho từng loại hình tổ chức nhận uỷ thác nhằm đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động để khuyến khích việc giải ngân đến các đối tượng đồng thời có đủ chi phí bù đắp rủi ro do nguyên nhân khách quan khi không thu hồi được cả vốn và lãi.

 

 

3. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hộ nghèo

          Trong công tác huy động vốn cần thực hiện việc đa dạng hóa các nguồn vốn, theo mức ưu tiên về chi phí huy động, NHCSXH cần tập trung huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp.

Tập trung huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho người nghèo nói chung và hộ nghèo nói riêng. Huy động các nguồn tài trợ này sẽ trở thành nguồn lực vô cùng lớn hỗ trợ cho NHCSXH trong việc cho vay hộ nghèo bởi đây là những nguồn vốn ưu đãi với lãi suất gần như bằng không, thậm chí có thể không hoàn lại: vốn cho, tặng của các tổ chức, cá nhân; tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không lấy lãi, gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán của khách hàng, nguồn ODA theo chương trình, dự án...

Để thực hiện việc huy động được các nguồn vốn như trên, NHCSXH cần tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, đoàn thể, các cấp bộ ngành từ trung ương tới địa phương, vận dụng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo của Nhà nước vào công tác huy động vốn cho mục đích cho vay hộ nghèo của ngân hàng.

Hoạt động của NHCSXH phụ thuộc rất nhiều vào cấp bù từ NSNN nên nguồn vốn huy động của NHCSXH bị hạn chế về quy mô và cơ cấu, đồng thời công tác huy động còn bị động. Trong khi, nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng còn rất lớn, nếu chỉ bằng biệc pháp huy động vốn như hiện nay thì NHCSXH không đủ khả năng cạnh tranh với các NHTM. Do đó, cần tuyên truyền vận động mọi người dân có ý thức đoàn kết tương trợ góp phần vốn nhàn rỗi vào NHCSXH không chỉ vì mục đích thu lãi mà còn vì trách nhiệm đối với người nghèo.

Ngoài ra, NHCSXH cũng nên nghiên cứu, xem xét đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại để tham gia thị trường liên ngân hàng, như vậy, NHCSXH sẽ có cơ hội tạo được nguồn vốn hình thành trong thanh toán, góp phần làm tăng vốn huy động.

Nêu cao quan điểm “thực hiện công cuộc XĐGN phải khơi dậy ý thức tự vươn lên của người nghèo” NHCSXH cần đẩy mạnh huy động vốn từ hộ nghèo nhằm tạo cho hộ nghèo có thói quen tiết kiệm, tích lũy nguồn vốn để mở rộng đầu tư, hạn chế tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

4. Cần điều chỉnh một số điểm trong quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Mê Linh

Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo, NHCSXH huyện Mê Linh cần điều chỉnh một số điểm như sau:

          - Điều kiện được vay vốn:

Để cho vay hộ nghèo có hiệu quả, hộ vay vốn đáp ứng đúng với điều kiện vay thì việc điều tra, phân loại hộ nghèo tại các địa phương thông qua việc củng cố chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ phụ trách công tác Lao động - Thương binh & xã hội của xã, huyện là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều tra phân loại rõ từng nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của từng hộ sẽ đưa ra được những giải pháp phù hợp, hiệu quả. Ví dụ như: các hộ nghèo nhưng không có sức lao động do già cả, bệnh tật, neo đơn... thì phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác chứ không thể dùng phương pháp hỗ trợ cho vay được; những hộ nghèo ở vùng xa xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng yếu kém, sức mua hạn chế... thì trước khi hỗ trợ sử dụng vốn vay phải được hỗ trợ bằng các giải pháp phù hợp khác, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao. Việc phân loại đúng đối tượng cho vay đòi hỏi trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng có liên quan, đảm bảo vốn vay được đến tay đúng các đối tượng hộ nghèo cần vay vốn và có khả năng phát huy hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Theo chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2011-2015, những hộ có thu nhập dưới 500.000đồng /người/tháng được xếp vào danh sách hộ nghèo, chuẩn nghèo này vẫn thấp hơn so với chuẩn nghèo của thế giới. So với mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng /người/tháng thì chuẩn thu nhập cao nhất của người nghèo mới chỉ bằng 43% mức lương cơ bản (nếu so với chuẩn nghèo tại nông thôn thì tỉ lệ này chỉ là xấp xỉ 35%). Riêng đối với Hà Nội theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 thì nâng mức chuẩn nghèo 1.100.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.400.000 đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị và chuẩn cận nghèo: 1.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.950.000 đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị là phù hợp với quá trình hội nhập và nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với lộ trình tăng lương và phụ cấp của Chính phủ …Đó cũng là điều kiện bắt buộc NHCSXH phải sàng lọc khách hàng, lựa chọn cho vay những hộ nghèo có khả năng trả nợ.

          - Lãi suất:

Đối với NHCSXH, bền vững tài chính luôn là mục tiêu đạt được không dễ dang. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong hoạt động. Hoạt động của NHCSXH không phải là hoạt động từ thiện mà bản chất đó vẫn là một ngân hàng, kinh doanh để đạt được sự bền vững và có bền vững mới có thể tạo điều kiện cho hộ nghèo có cơ hội tiếp cận lâu dài với các dịch vụ của ngân hàng.

Hiện nay, NHCSXH huyện đang cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất của các NHTM. Mặc dù mức lãi suất này có lợi cho hộ nghèo nhưng hàng năm NSNN phải cấp bù, NHCSXH gặp khó khăn trong tạo nguồn, còn hộ nghèo thì ỷ lại, lơ là thiếu trách nhiệm trả nợ ngân hàng. Do đó cần kiến Chính phủ cấp bù và hỗ trợ lãi suất.

          - Cơ cấu vốn cho vay:

Đặc điểm hộ nghèo theo từng giai đoạn có sự khác biệt khá nhiều, sau mỗi năm chất lượng cuộc sống và các tiêu chí xác định hộ nghèo tăng lên, cho thấy trình độ kiến thức xã hội và kiến thức kinh doanh của hộ nghèo cũng tăng lên theo thời gian. Cùng với đó là khả năng tính toán, kinh doanh và lập các dự án kinh doanh trung hạn của hộ nghèo từng bước được hình thành, hoàn thiện, dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn vốn trung hạn của hộ nghèo tăng. Trong khi đó, hiện nay NHCSXH vẫn chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay trung hạn còn hạn chế, điều này gây khó khăn cho những hộ có nhu cầu đầu tư vào sản xuất cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao đòi hỏi vốn lớn và thời gian hoàn vốn chậm. Để tạo điều kiện cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh, NHCSXH huyện nên mở rộng cho vay trung hạn. Tùy theo tình hình hoạt động của ngân hàng, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội từng địa phương mà tỷ trọng này có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Mức cho vay:

Nhu cầu vốn vay đối với hộ nghèo rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng canh tác của từng vùng và từng địa phương. Đối với các hộ nghèo sinh sống trong các vùng chưa có cơ sở hạ tầng phát triển, mức sống chưa cao... thì nhu cầu sử dụng vốn vay thấp. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo tăng lên thì ngân hàng cũng cần nâng mức cho vay lên, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của hộ nghèo. Việc xác định mức cho vay hộ nghèo cần phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất, không nên dàn trải, cào bằng. Như vậy mới có thể giúp hộ nghèo có đủ vốn phù hợp với khả năng đầu tư, sản xuất kinh doanh của bản thân, đồng thời giảm thiểu được tình trạng sử dụng vốn sai mục đích do không đủ vốn để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay.

Trong thời gian tới, NHCSXH huyện cần có đề xuất cụ thể về việc nâng mức cho vay tối đa và thời hạn cho vay kéo dài hơn do trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo đang ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn cho các dự án lớn và dài hạn của hộ nghèo cũng tăng theo. Chuyển dịch dần sang mức cho vay cao hơn, dài hạn hơn chính là hướng đi đúng trong tương lai mà công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH cần triển khai thực hiện.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kết hợp với hướng dẫn hộ nghèo quản lý sử dụng vốn có hiệu quả

Để góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả đồng vốn cho vay, NHCSXH huyện cần có cơ chế cho vay, kiểm soát vốn vay đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học. Vì hộ nghèo ít cơ hội và kiến thức kinh doanh nên “dự án” sản xuất kinh doanh của họ thường do chính NHCSXH tham gia tư vấn, xây dựng. Cán bộ ngân hàng trước khi cho vay phải đặt mình vào vị trí hộ nghèo đi vay, trở thành người tìm hiểu phương cách làm ăn và tư vấn cho hộ nghèo phương cách đó. Cho vay người nghèo không thể theo “phi vụ”, xong món nào biết món đó. Cần phải có chiến lược lâu dài, bắt đầu từ món vay nhỏ để họ làm quen, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh... đến món cho vay lớn hơn để họ đủ ăn và có vốn tích luỹ và từng bước thực hiện thành công quá trình thoát nghèo.

Mặt khác, trong cho vay hộ nghèo, hộ vay không phải thế chấp cầm cố tài sản để đảm bảo tiền vay, không có bất kỳ rằng buộc nào về mặt pháp lý, một số trường hợp còn lạm dụng vốn vay vào mục đích tiêu dùng... hoặc hộ nghèo sản xuất kinh doanh bị thua lỗ cho nên vốn của ngân hàng dễ gặp rủi ro. Do đó, NHCSXH huyện cần thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể và tổ tiết kiệm vay vốn trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, NHCSXH cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra cho cán bộ hội đoàn thể, tổ tiết kiệm vay vốn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của hộ nghèo.

Đồng thời với công tác kiểm tra, giám sát, NHCSXH cần đưa ra các quyết định xử lý sau kiểm tra đảm bảo hợp tình, hợp lý, vừa ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, vừa khuyến khích được hộ nghèo hăng hái tham gia sản xuất kinh doanh: xử lý nghiêm minh những trường hợp sử dụng vốn không đúng theo mục đích vay (kiểm điểm hộ vay, yêu cầu thực hiện việc sử dụng vốn đúng như cam kết, có thể tiến hành các biện pháp thu hồi vốn nếu hộ nghèo cố tình không thực hiện cam kết sử dụng vốn), tiếp nhận các phản ánh về nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hộ nghèo để tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ trong khả năng và quy định cho phép...

Công tác kiểm tra, giám sát chỉ phát huy đầy đủ tác dụng khi được gắn liền với việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, chính xác kết hợp với xử lý nghiêm minh, hợp tình hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường cho vay chuyên nghiệp, hỗ trợ hộ nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả, đồng thời cũng giúp ngân hàng quản lý tốt được vốn cho vay hộ nghèo.

6. Nâng cấp cơ sở vật chất của NHCSXH theo hướng hiện đại hơn, hoàn thiện hơn

Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào cơ sở vật chất cũng được xem là điều kiện cần thiết để hoạt động hiệu quả. Một tổ chức tài chính không thể thuyết phục khách hàng của mình đặt niềm tin khi mà cơ sở hạ tầng yếu kém, mọi quy trình đều tiến hành thủ công, lạc hậu. Trong môi trường làm việc như vậy, cán bộ ngân hàng khó có thể hăng say làm việc, mà cho dù cán bộ, nhân viên ngân hàng có nhiệt tình cống hiến thì hiệu quả cũng không cao. Từ năm 2006 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, theo lộ trình thực hiện sẽ có rất nhiều tổ chức tài chính của nước ngoài với nguồn lực tài chính hùng mạnh, công nghệ hiện đại sẽ có mặt tại Việt Nam; cùng với sự lớn mạnh của các NHTM trong nước. Nếu NHCSXH không nâng cấp cơ sở vật chất thì không bắt kịp nhịp độ phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng nói chung, nhất là trong hoạt động thanh toán và huy động vốn, kết quả là sự tụt hậu về công tác quản lý, điều hành và kỹ thuật... Như vậy, chắc chắn NHCSXH sẽ dần bị loại ra khỏi nền kinh tế năng động, luôn có thay đổi, phát triển.

Những năm gần đây, NHCSXH huyện Mê Linh đã triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn ở mức hạn chế, đặc biệt là trình độ tin học của cán bộ ngân hàng chưa cao, chưa cập với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng nói chung, công tác cho vay hộ nghèo nói riêng, bên cạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại, NHCSXH huyện Mê Linh cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ ngân hàng, tương xứng với việc đầu tư cơ sở vật chất. Có như vậy thì việc nâng cấp cơ sở vật chất mới phát huy hết tác dụng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho NHCSXH huyện Mê Linh

Hiện nay, NHCSXH huyện Mê Linh có 10 nhân viên, trong đó có 9 nhân viên chính thức và 1 nhân viên hợp đồng. Với địa bàn huyện khá rộng, 18 đơn vị hành chính xã, thị trấn thì mỗi cán bộ phải thực hiện khối lượng công việc tương đối lớn. Hơn nữa, trong số cán bộ của NHCSXH huyện không có cán bộ nào được đào tạo về công nghệ thông tin, hạn chế về khả năng quản lý. Do vậy, trong thời gian tới NHCSXH huyện Mê Linh cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; đồng thời xây dựng quỹ hỗ công tác giáo dục, đào tạo cho cán bộ ngân hàng, có quy chế chi tiêu cụ thể, tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, từ đó khuyến khích cán bộ hăng say học tập, làm việc, nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, việc học tập nâng cao trình độ cho cán bộ cũng cần thực hiện thông qua công việc thực tế, cán bộ học hỏi lẫn nhau. Thực tiễn cho thấy đây chính là hình thức đào tạo nhanh nhất, ít tốn kém nhất mà lại đạt hiệu quả tốt nhất. Phát huy tinh thần tự học hỏi và học hỏi lẫn nhau, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, NHCXH huyện cần có kế hoạch đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ ngân hàng theo hướng mỗi cán bộ phải tinh thông các lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng để làm tốt nghiệp vụ giao dịch; hướng dẫn chuyên môn cho các cán bộ kiêm nhiệm công tác ủy thác trong tổ chức chính trị - xã hội và cả nhân viên làm nghiệp vụ ủy thác cho vay, nhất là cán bộ hội ở cấp xã, cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV, coi đây là nhiệm vụ quan trọng thực hiện thường xuyên có như vậy chất lượng hoạt động của ngân hàng mới được nâng cao và thực sự là người đồng hành đáng tin cậy của người nghèo trong công cuộc XĐGN.

Các giải pháp đưa ra ở trên có khả thi hay không, ngoài yếu tố chủ quan từ phía NHCSXH thì phần lớn phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các ngành, các cấp liên quan.

8.Công khai, minh bạch trong chính sách tín dụng.

Việc công khai để moi người dân, đặc biệt là hộ nghèo nắm rõ chính sách cho vay của NHCSXH là một điều kiện bắt buộc để nhân dân thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Các nội dung NHCSXH cần phải công khai đó là: Cơ chế cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại từng thời điểm (hồ sơ thủ tục vay vốn, trả nợ, dư nợ của từng hộ vay, lãi suất cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, hoa hồng, phi ủy thác, danh sách hộ nghèo vay vốn...) Những nôi dung này được công khai ở điểm giao dịch, trụ sở NHCSXH và trên các phương tiện thông tin đại chúng./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

1.      Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

2.      Chính phủ (2008), Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,

http://cema.gov.vn

 

 

3.      Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Những điều hộ nghèo cần biết khi vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH,

http://www.vbsp.org.vn

 

 

4.      Học viện Tài chính (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội

5.      TS. Phạm Ngọc Linh – TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

6.      Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, TP.Hồ Chí Minh

7.      Võ Thị Thúy Anh – Phan Đặng My Phương (2010), Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của NHCSXH tại TP. Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40)

8.      Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2014,2015,2016), Báo cáo kết quả công tác giảm nghèo năm 2014, 2015, 2016

9.      Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, Kế hoạch giảm nghèo huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020.

10.  Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả điều tra, phân tích nguyên nhân đói nghèo trên địa bàn huyện Mê Linh

11.  Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mê Linh, Báo cáo kết quả thực hiện ủy thác tín dụng chính sách năm 2014,2015,2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016-2020.

12.  Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mê Linh (2015), Kế hoạch nguồn vốn giai đoạn 2016-2020

13.  Chính phủ http://www.chinhphu.vn/

14.  Bộ Lao động Thương binh và xã hội http://www.molisa.gov.vn

15.  Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn

16.  Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam http://www.vbsp.org.vn