Thứ sáu, 25/05/2018 | 03:06 GMT+7
[Nghiên cứu] Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
ENHANCE THE CAPITAL MOBILISATION AT BIDV-VINH PHUC
Tóm tắt
Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, các ngân hàng thận trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng cho vay nên nguồn vốn đầu tư dư thừa nhiều. Bên cạnh đó đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát của chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động vốn thấp nhằm nâng giá trị đồng nội tệ. Chính vì lãi suất huy động vốn thấp nên dòng tiền không chảy vào ngân hàng mà chuyển sang các kênh đầu tư khác, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh, hàng loạt các tổ chức tín dụng vi phạm quy định về trần lãi suất đặc biệt là hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập hoặc có quy mô vốn nhỏ đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong đó có Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Trước tình hình đó, để giữ vững nền khách hàng hiện có cũng như gia tăng phát triển thêm khách hàng mới, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Over view:
In recent years, business operation has faced many difficulties. Many enterprises has gone bankrupt, are more careful in loaning. Besides, under the State regulation of detering deflation, National Bank applies low ceiling captital
ThS. Nguyễn Huyền Trang chuyên viên Ngân hang BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc
Mobilisation interest rate in order to increase value of the local currencry. For the capital mobilization interest rate is low, the money flow does not come to the banks but to other investment channels. This is the reason that causes to unhealthy captital mobilisation competition. Series of credit organisations violate the regulation of ceiling interest rate, especially new-established comercial banks or small banks that affects the capital mobilisation of BIDV, in which there is BIDV- Vinh Phuc.
In that main course, in order to keep the present customers as well as increase the new customers, author has given many practical solutions to enhance capital mobilisation at BIDV- Vinh Phuc.
NỘI DUNG
I. Các căn cứ để định hướng và giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc :
1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế :
Trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng với chủ trương điều hành nền kinh tế theo hướng ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, Chính phủ đã chủ động, linh hoạt đề ra nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường ngay từ đầu năm (Nghị quyết 01, 02/NQ-CP) như giãn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp, giảm thuế TNCN, gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở..., tình hình kinh tế xã hội năm 2013 đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng và cơ bản thực hiện được mục tiêu đề ra, tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu: (i) GDP cả năm đạt 5,42%; (ii) Lạm phát được kiểm soát ở mức 6,04%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt mục tiêu Chính phủ đề ra 6-6,5%; (iii) Xuất khẩu, FDI là điểm sáng trong năm: xuất khẩu tăng trưởng 15,4% (kế hoạch 10%), cán cân thương mại thặng dư; thu hút FDI đạt cao nhất trong 4 năm, vốn giải ngân ước đạt trên 11 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 31% GDP (kế hoạch 30%).
Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô: (i) Chính sách lãi suất được điều hành chủ động, có tác dụng dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3% và cho vay giảm 3-5%, không còn tình trạng căng thẳng thanh khoản dẫn đến cạnh tranh lãi suất lôi kéo khách hàng như những năm trước; (ii) Thị trường ngoại tệ và tỷ giá về cơ bản diễn biến ổn định, phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam; những biến động bất thường trong một số thời điểm đã được NHNN can thiệp kịp thời nên thị trường nhanh chóng ổn định trở lại; (iii) Việc chấm dứt huy động, cho vay vốn bằng vàng của các TCTD đã loại bỏ rủi ro liên quan đến vàng ra khỏi hoạt động của TCTD, chấm dứt tình trạng “vàng hóa” trong hệ thống TCTD.
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế thấp hơn những năm trước đây tuy nhiên dòng tín dụng chảy vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, cơ cấu tín dụng VNĐ/ngoại tệ chuyển dịch tích cực. Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu được thực hiện đúng lộ trình, nợ xấu của ngành giảm xuống còn trên 4% tổng dư nợ; thành lập và xây dựng khung pháp lý đầy đủ để VAMC tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD.
Tuy nhiên, nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay vẫn phải đối mặt với những thách thức cơ bản: (i) Lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững chắc; (ii) Tổng cầu, sức mua yếu, tỷ lệ hàng tồn kho lớn, hoạt động sản xuất hồi phục chậm, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức cao; (iii) Hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công chưa được cải thiện, bội chi ngân sách lớn; (iv) Thủ tục hành chính còn phức tạp, việc triển khai các chủ trương chính sách còn chậm, thiếu đồng bộ làm giảm hiệu lực và tính tích cực của chính sách… ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
1.2. Định hướng phát triển của BIDV Việt Nam trong giai đoạn 2016-2017 và tầm nhìn đến 2020 :
Về sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; Cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; Tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là Ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
Về tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Giá trị cốt lõi: Hướng đến khách hàng - Đổi mới phát triển - Chuyên nghiệp sáng tạo - Trách nhiệm xã hội - Chất lượng, Tin cậy.
Định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ: Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các Ngân hàng khác trên thị trường.
Mục tiêu ưu tiên: Trong giai đoạn 2016-2020 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
2. Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;
3. Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
4. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.
5. Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.
6. Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.
7. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.
8. Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.
9. Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
10. Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.
Hệ thống chỉ tiêu chiến lược giai đoạn 2016-2020: Các chỉ tiêu chiến lược được xây dựng trên cơ sở lượng hóa các mục tiêu chiến lược theo 04 phương diện gồm Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và phát triển
Phương diện tài chính: Chủ động cải thiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, cải thiện mức độ và sự ổn định của thu nhập, đa dạng hóa và mở rộng đầu tư, kiểm soát rủi ro và tỷ lệ rủi ro theo quy định; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn
Phương diện khách hàng: Tăng trưởng doanh thu từ khách hàng, tăng thị phần, phát triển thị trường và sản phẩm, phát triển thương hiệu và dịch vụ chất lượng cao, tăng cường bán chéo.
Phương diện quy trình nội bộ: Tăng cường quản lý rủi ro, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh, phát triển hệ thống thông tin quản lý.
Phương diện đào tạo và phát triển: Tăng cường kỹ năng chuyên môn của cán bộ nhân viên, tăng cường động lực và sự hài lòng về công việc, sự gắn kết của chương trình phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch chiến lược, phát triển văn hóa và cung cấp dịch vụ.
Stt |
Chỉ tiêu |
Thực hiện năm 2012 |
Giai đoạn 2012-2016 |
I |
Tăng trưởng quy mô (bình quân giai đoạn) |
|
|
1 |
Tổng tài sản |
27,5% |
18-19%/năm |
2 |
Huy động vốn |
15,6% |
19-20%/năm |
3 |
Dư nợ tín dụng |
17,4% |
17-18%/năm |
II |
Cơ cấu (đến cuối kỳ) |
|
|
1 |
Cơ cấu dư nợ ròng/Tổng tài sản |
77,5% |
≤ 68% |
2 |
Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ |
11,2% |
≤ 35% |
3 |
Dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ |
27,7% |
≥ 19% |
4 |
Cơ cấu huy động vốn dân cư /Huy động vốn |
51,6% |
≥ 60% |
III |
Chất lượng - An toàn (đến cuối kỳ) |
|
|
1 |
Tỷ lệ thu ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động |
7% |
Đạt 23-26% |
2 |
Tỷ lệ nợ xấu |
1,16% |
≤ 2,5% |
3 |
Tỷ lệ nợ nhóm 2 |
9,56% |
< 8% |
4 |
CAR (theo quy định hiện hành) |
10,59% |
≥ 10% |
IV |
Hiệu quả |
|
|
1 |
Tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế |
2,6% |
≥ 24%/năm |
2 |
Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động |
43,2% |
≤ 45% |
3 |
ROA |
3,25% |
1,0-1,1% |
4 |
ROE |
13,16% |
18-20% |
Để thực hiện thành công Hệ thống các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012-2016, mười hai chương trình giải pháp chiến lược được xây dựng nhằm đảm bảo BIDV sẽ thực hiện thành công các nội dung chiến lược cốt lõi như Sứ mệnh , tầm nhìn, mục tiêu ưu tiên đã lượng hóa thành các chỉ tiêu chiến lược trên các phương diện tài chính, khách hàng, quản trị nội bộ, đào tạo và phát triển. Các chương trình giải pháp chiến lược này bao gồm:
(1) Giải pháp chiến lược nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động Ngân hàng.
(2) Giải pháp chiến lược về tín dụng.
(3) Giải pháp chiến lược về huy động vốn.
(4) Giải pháp chiến lược về hoạt động đầu tư.
(5) Giải pháp chiến lược về quản trị rùi ro và giám sát tuân thủ.
(6) Giải pháp chiến lược về phát triển Ngân hàng bán lẻ.
(7) Giải pháp chiến lược về phát triển Ngân hàng bán buôn.
(8) Giải pháp chiến lược về Thương hiệu và phát triển mạng lưới.
(9) Giải pháp chiến lược về phát triển tổ chức và nhân sự
(10) Giải pháp chiến lược về phát triển Công nghệ thông tin.
(11) Giải pháp chiến lược về hoạt động kinh doanh Vốn và tiền tệ.
(12) Giải pháp chiến lược về cải cách quy trình nội bộ.
1.3. Định hướng phát triển nguồn vốn huy động vốn tại BIDV:
a. Tăng trưởng quy mô bền vững:
Định hướng mục tiêu đến năm 2020, BIDV sẽ trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và là một trong 5 Ngân hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu; Có thị phần và quy mô Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Nền khách hàng bán lẻ năm 2012 chiếm khoảng trên 5% dân số (khoảng 4,8 triệu KH) và chiếm khoảng trên 8% dân số Việt Nam (khoảng 7,3 triệu KH) vào năm 2020. Quy mô hoạt động đứng trong tốp ba Ngân hàng bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư và hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
Tập trung xây dựng đồng bộ và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khách hàng hướng tới khách hàng tiền gửi mục tiêu. Trong chính sách khách hàng cụ thể hóa tối đa chính sách cho từng phân đoạn khách hàng mục tiêu, tiếp tục hoàn thiện cơ chế FTP để phát huy hiệu quả cao nhất.
Nâng cao chất lượng, nhạy bén trong công tác phân tích, dự báo diễn biễn thị trường tài chính tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng và các thị trường hàng hóa liên quan mật thiết đến công tác nguồn vốn, lãi suất tiền gửi như vàng và ngoại tệ.. để kịp thời có giải pháp quản trị điều hành nguồn vốn hiệu quả.
b. Gia tăng các nguồn vốn có kỳ hạn dài:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác huy động vốn thông qua các kênh huy động vốn dài hạn như: Phát hành giấy tờ có giá trung dài hạn, vay thương mại định chế tài chính nước ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.
Đẩy mạnh phát hành trái phiếu (trong nước và quốc tế) để tăng nguồn vốn trung dài hạn và phát triển các sản phẩm huy động vốn khác trên thị trường vốn.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các bộ ngành của chính phủ để tiếp nhận nguồn vốn vay của chính phủ từ nguồn tài chính quốc tế, các định chế tài chính quốc tế….
Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn, cải thiện sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn
II. Định hướng huy động vốn tại BIDV Vĩnh Phúc:
BIDV Vĩnh Phúc luôn xác định Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong điều hành kế hoạch kinh doanh, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, cân đối và cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo an toàn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Tiếp tục tìm kiếm và đẩy mạnh phát triển công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, định chế tài chính trong và ngoài địa bàn tỉnh, quan tâm chăm sóc đặc biệt các định chế tài chính có số dư và hiệu quả huy động vốn cao như; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, SCIC và Kho bạc Nhà nước,… bên cạnh đó tập trung nghiên cứu đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp với thị trường đảm bảo hiệu quả cho Ngân hàng và khách hàng để tiếp tục tăng cường mở rộng huy động vốn từ dân cư tạo nền vốn ổn định, vững chắc.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng trưởng huy động vốn trung, dài hạn. Tăng tính ổn định, hiệu quả nền khách hàng, đẩy mạnh và gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm huy động vốn đến các tầng lớp dân cư trên địa bàn, chủ động phối hợp giữa các bộ phận xây dựng phương án marketing cụ thể, hiệu quả.
Thực hiện cơ chế động lực để khuyến khích tăng trưởng huy động vốn đến từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng Phòng/ Tổ nghiệp vụ, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm để tăng tính chủ động trong tiếp cận khách hàng và phát huy hiệu quả hơn nữa trong công tác huy động vôn. Tích cực và chủ động hơn nữa trong việc vận dụng và thực thi đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách lãi suất trong công tác huy động vốn nhằm giữ vững và gia tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn.
Quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp giao dịch/quan hệ khách hàng nhằm đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, chất lượng phục vụ khách hàng.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách chăm sóc khách hàng theo chỉ đạo của BIDV và nghiên cứu xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng quan trọng riêng của Chi nhánh.
2.2. Mục tiêu huy động vốn giai đoạn 2016 - 2020:
Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn do Hội sở chính giao, trong giai đoạn 2016 - 2020 BIDV Vĩnh Phúc tổ chức phân giao kế hoạch đến các Phòng, tổ từ đó các Phòng, tổ phân giao trực tiếp đến từng các bộ của mình. Phòng Quan hệ khách hàng là đầu mối và thường xuyên quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn: duy trì và tăng trưởng nguồn vốn hiện có, chủ động nghiên cứu thị trường để có phương án mới hợp lý hơn, đặc biệt là trong công tác huy động tiền gửi dân cư.
Thực hiện xây dựng chiến lược huy động vốn phải luôn đi đôi với chiến lược sử dụng vốn, nếu không sẽ gây áp lực lớn về chi phí và giảm hiệu quả hoạt động huy động vốn. Do vậy, chi nhánh cần bám sát định hướng chiến lược hoạt động của ngành, tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn và đầu tư tín dụng nhằm nâng cao hệ số sử dụng vốn. Cố gắng tạo mối quan hệ huy động - sử dụng vốn chặt chẽ đối với các thành phần kinh tế, các ngành nghề trọng điểm được nhà nước chú trọng phát triển cũng như không ngừng củng cố các đơn vị khách hàng truyền thống của chi nhánh.
Thực hiện tăng cường công tác nhận tiền gửi bằng nhiều hình thức theo hướng coi tăng trưởng nguồn tiền gửi khách hàng là trọng tâm trên cơ sở nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ thanh toán, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tăng nhanh số lượng khách hàng tới mở tài khoản giao dịch.
Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2016 huy động vốn cuối kỳ dự tính tăng 10%, từ 1.590 tỷ đồng năm 2015 lên 1.749 tỷ đồng năm 2016. Trong giai đoạn 2016 - 2020 dự tính tăng 30%, trung bình khoảng 2.274 tỷ đồng. Đẩy mạnh huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn để giảm chi phí vốn, tăng cường cạnh tranh lãi suất cho vay. Ngoài ra, BIDV Vĩnh Phúc còn chú trọng cân bằng các kỳ hạn gửi tiền, cả ngắn hạn, trung và dài hạn đảm bảo cân bằng về hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, việc huy động vốn cũng phải tập trung vào nguồn vốn từ dân cư, giảm lệ thuộc vào các tổ chức kinh tế hay định chế tài chính lớn, giảm áp lực phụ thuộc và đảm bảo nguồn vốn ổn định, lâu dài.
III. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc :
3.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất hợp lý với diễn biến lãi suất trên thị trường:
Linh hoạt trong vận dụng các cơ chế chính sách về lãi và phí, thực hiện áp dụng có hiệu quả về các chính sách lãi suất đảm bảocạnh tranh đối với tất cả các khách hàng và mọi hình thức gửi tiết kiệm. Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng theo chương chình cụ thể như các ngày kỷ niệm sinh nhật, ngày thành lập của khách hàng và tăng quà nhân các dịp lễ tết, thành lập nghành,….. nhằm thể hiện sự tri ân đến khách hàng.
Xây dựng các dòng sản phẩm tiết kiệm tiền gửi cho phép linh hoạt trong việc rút trước hạn mà vẫn đảm bảo lợi ích cho khách hàng cũng như Ngân hàng trong đó thể hiện rõ sự hấp dẫn về lãi suất, nếu khách hàng rút trước hạn thì vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn gửi thực tế với hình thức này sẽ thể hiện được sự chia sẻ giữa Ngân hàng với khách hàng tạo sự công bằng trong quan hệ và xây dựng được hình ảnh đẹp với khách hàng.
3.2. Nâng cao hiệu quả cho vay:
Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay thì đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được quy trình cho vay hợp lý, tích cực kiểm tra, theo dõi sau khi cho vay, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng ... xây dựng "Văn hoá kinh doanh" cho ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng cũng có thể thực hiện một số các biện pháp khác như tìm cách cắt giảm chi phí huy động vôn, đơn giản hoá thủ tục tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát triển các hoạt động tư vấn tài chín, tư vấn khách hàng ... để thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng.
3.3. Mở rộng mạng lưới kinh doanh:
Mạng lưới ngân hàng là một nhât tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Đây là một lợi thế đang được các ngân hàng khai thác triệt để trong quá trình cạnh tranh. Mạng lưới ngân hàng càng rộng thì khả năng mở rộng thị phần khách hàng của ngân hàng càng lớn, và nếu có mạng lưới rộng thì khi xảy ra các sự cố thiếu hụt thanh khoản hay các biến động khác ... các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau nhanh chóng, kịp thời.
Đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động chung của toàn Chi nhánh trong suốt thời gian hoạt động vừa qua là sự hoạt động tương đối hiệu quả tại một số Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Tỷ trọng cũng như cấu phần các mặt hoạt động của các Phòng luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong Tổng các mặt hoạt động chung của Chi nhánh. Chính vì vậy thời gian qua BIDV Vĩnh Phúc đã không ngừng khảo sát thị trường và mở mới thêm các Phòng giao dịch. Hiện tại Chi nhánh chưa thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động sang các vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế phát triển thấp.
Việc thành lập và mở mới mỗi Phòng giao dịch đều phải tính đến chất lượng và hiệu quả hoạt động trong khi chi phí hoạt động cho mỗi Phòng giao dịch hiện nay là tương đối lớn như; chi phí trang thiết bị, chi phí tiền lương, quảng bá tiếp thị, chi phí hoạt động điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, khấu hao tài sản,….Bên cạnh đó là khó khăn về bộ máy tổ chức và cơ cấu nguồn nhân sự cho mỗi Phòng giao dịch. Chính vì vậy để đảm bảo hiệu quả hoạt động tại các Phòng giao dịch này trong thời gian tới ít nhất là đạt được như mong muốn (hòa vốn trong 2 năm đầu tiên và kể từ năm thứ 3 trở đi thì lãi phải đạt ít nhất 697 triệu/1 người và đảm bảo mức tăng trưởng bình quân từ 15-18%) thì cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp hợp lý để lựa chọn và sắp xếp lại vị trí cho hợp lý.
Thường xuyên kiểm tra, thay đổi địa điểm cũng như phòng giao dịch hoạt động hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, cũng phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo hoạt động của toàn ngân hàng vận hành trôi chảy. Đổi mới các trang thiết bị làm việc, cải tiến quy trình nghiệp vụ huy động vốn để nâng cao chất lượng, phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Mạng lưới giao dịch và điểm giao dịch là một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả của nhiều hoạt động chứ không chỉ của riêng hoạt động huy động vốn. Đó là lý do tại sao nhiều ngân hàng sản phẩm dịch vụ không thực sự phong phú, lãi suất lại thấp hơn BIDV nhưng lại huy động được một lượng vốn lớn hơn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đó là do mạng lưới ngân hàng của ngân hàng này rộng, thuận tiện cho khách hàng trong việc thanh toán, gửi tiền hay rút tiền tại nhiều địa phương khác nhau. Phát triển mạng lưới ngân hàng ngày càng rộng là chiến lược lâu dài của nhiều ngân hàng chứ không chỉ của riêng BIDV.
3.4. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng:
Do trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và địa bàn TP. Vĩnh Yên nói riêng có sự hiện diện của rất nhiều các Ngân hàng thương mại và một mạng lưới dày đặc các Phòng/điểm/quỹ tiết kiệm của tất cả các Ngân hàng đóng trên địa bàn. Chính vì vậy nếu việc truyền thông, quảng cáo và tiếp thị không được thực hiện tốt thì hiệu quả hoạt động sẽ đạt thấp đặc biệt là hiệu quả huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.
Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác huy động đối với BIDV Vĩnh Phúc hiện nay là việc triển khai đồng bộ có mục tiêu các giải pháp về truyền thông, quảng cáo, tiếp thị.
Công tác truyền thông, quảng cáo, tiếp thị giúp BIDV Vĩnh Phúc tăng sự quan tâm chú ý của khách hàng với Ngân hàng đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết về dòng sản phẩm mà BIDV hiện đang triển khai, lợi thế, tiện ích của từng dòng sản phẩm,…đây là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tốt nền khách hàng cũng như thị phần hoạt động, tạo dựng uy tín và phát triển thương hiệu.
Căn cứ thực trạng hoạt động truyền thông, tiếp thị và quảng bá tại BIDV Vĩnh Phúc, thực trạng mạng lưới hoạt động còn hạn hẹp, tỷ lệ khách hàng biết đến BIDV Vĩnh Phúc cũng như các sản phẩm dịch vụ BIDV cung cấp còn rất hạn chế. Do vậy trong khuôn khổ giải pháp này, chỉ đề cập đến những hoạt động truyền thông, tiếp thị và quảng bá cho các sản phẩm dịch vụ huy động vốn dân cư thông qua các phương thức chủ yếu sau:
a) Quảng cáo:
Với phương thức này, Ngân hàng phải trả tiền để được sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để đưa thông tin về sản phẩm ngân hàng tới công chúng.
BIDV Vĩnh Phúc có thể dựa trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương là chủ yếu: Phát thanh và truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Yên , các đài phát thanh trên các địa bàn dân cư… Với những nội dung quảng cáo thống nhất toàn quốc do BIDV cung cấp để tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với công chúng.
Thực hiện ký hợp đồng quảng cáo với Công ty cổ phần BOT quốc lộ 2 tuyến Nội Bài - Vĩnh Yên trên các bục quảng cáo đã được thiết kế sẵn bắt mắt và rất dễ quan sát cho các dòng sản phẩm dịch vụ mà BIDV Vĩnh Phúc đang triển khai, đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm đến khách hàng trên địa bàn.
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển in hình ảnh quảng cáo sản phẩm và thương hiệu BIDV lên thành xe, nhất là xe bus, xe taxi để có diện tích thân xe phù hợp và lượng khách đi xe cũng như mức độ hoạt động rất nhiều trong mỗi ngày, có tác dụng khá hiệu quả. Tập trung đối với phương tiện di chuyển chủ yếu những khu vực có đông dân cư nội tỉnh.
Ngoài ra, có thể sử dụng tờ rơi để chuyển tải thông tin đến khách hàng, phân phối tờ rơi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phát trực tiếp tận tay khách hàng khi đến giao dịch tại quầy, tại các sự kiện, các địa điểm công cộng hay tại nhà.
b) Quan hệ công chúng (PR):
PR là những hoạt động nhằm xây dựng và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa ngân hàng với các giới có liên quan như các cơ quan truyền thông, các cơ quan chức năng, bạn hàng…
PR hiệu quả hơn quảng cáo ở chỗ hiệu quả rất rộng đến tất cả các giới và tính chân thực của thông tin cao hơn với chi phí ít. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không có được sự chủ động như quảng cáo.
BIDV Vĩnh Phúc có thể thông qua báo giới để đưa các thông tin về hoạt động ngân hàng, về sản phẩm đang cung cấp. Tổ chức các buổi họp báo, hội nghị khách hàng khi đưa sản phẩm mới ra thị trường. Phối hợp cùng các cơ quan truyền thông làm những tiểu phẩm ngắn để giới thiệu về sản phẩm huy động vốn dân cư…
c) Xúc tiến hỗn hợp, khuyến mại:
Thông qua các công cụ cổ động và kích thích khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ và tức thì. Nhân dịp những ngày lễ lớn của dân tộc, các ngày lễ để có những đợt khuyến mại nhằm kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm ngân hàng ngay lập tức. Các hình thức khuyến mại có thể sử dụng như thưởng bằng lãi suất, quà tặng, miễn phí dịch vụ khác cho khách hàng gửi tiền…
Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là chi phí lớn, do đó cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm.
d) Truyền thông nội bộ:
Truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của tổ chức, đây là hoạt động truyền thông đa chiều giữa các cấp độ nhân viên cao cấp, nhân viên tầm trung và cấp dưới giúp họ hiểu biết việc gì đang diễn ra trong nội bộ, làm họ tin tưởng vào lãnh đạo và tự tin khi làm việc.
Truyền thông nội bộ vừa là động lực vừa là công cụ triển khai chiến lược kinh doanh. Truyền thông nội bộ hiệu quả giúp gia tăng giá trị của tổ chức và thúc đẩy tăng trưởng.
Các kênh truyền thông nội bộ bao gồm: Tạp chí nội bộ, Mạng nội bộ, Bản tin điện tử, Giao tiếp trực tiếp, Bảng tin.
Từ các hoạt động truyền thông nội bộ sẽ giúp mỗi nhân viên trong BIDV Vĩnh Phúc có thể nắm vững nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh cũng như có sự am hiểm về sản phẩm của ngân hàng mình để giới thiệu cho bạn bè, người thân.
Hoạt động truyền thông, tiếp thị và quảng bá phát huy hiệu quả sẽ giúp BIDV Vĩnh Phúc sẽ mở rộng khách hàng, mở rộng thị trường. Đồng thời, củng cố vị thế, uy tín và thương hiệu BIDV tới các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng thị phần huy động vốn.
3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Mặc dù trong thời gian vừa qua công tác nhân sự của Chi nhánh rất được quan tâm, nguồn tuyển dụng đầu vào chiếm trên 95% là tốt nghiệp Đại học hệ chính quy tại các trường kinh tế có uy tín với yêu cầu đầu vào đạt từ loại khá trở lên. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát cho thấy chất lượng phục vụ tại một số bộ phân trong chi nhánh còn rất thiếu chuyên nghiệp, phong cách giao dịch còn lúng túng, thiếu khoa học, tinh thần trách nhiệm với công việc thấp và hiệu quả cũng như chất lượng phục vụ chưa cao. Nguyên nhân một phần do môi trường làm việc song nguyên nhân chính yếu vẫn là do ý thức chấp hành và sự cố gắng rèn luyện của mỗi cá nhân còn chưa cao.
Để chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn, phong cách không gian giao dịch luôn mang đến sự hài lòng với khách hàng, tinh thần và thái độ phục vụ luôn thể hiện sự thân thiện, gần gũi, văn minh và lịch sự, chuyên nghiệp và khoa học nhằm hướng đến mục tiêu đưa BIDV Vĩnh Phúc trở thành NHTM có chất lượng nguồn nhân lực tốt nhất trong các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn đưa ra một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực như sau;
a) Về tuyển dụng nguồn nhân lực:
Thống nhất phương án tuyển dụng nguồn nhân lực dựa trên cơ sở phân tích đánh giá nhu cầu lao động tại từng mảng bộ phận nghiệp vụ phù hợp với định mức lao động của BIDV.
Lựa chọn phương pháp tuyển dụng phù hợp với thực tế hiện nay, tập trung nâng cao chất lượng tuyển dụng thông qua các hình thức như trắc nghiệm và phỏng vấn, ngoài việc kiểm tra kiến thức, hiểu biết, cần tăng cường kiểm tra về các kỹ năng, tư duy bằng các chỉ số thích hợp, như IQ, EQ..., tránh bị phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và tác động của các yếu tố bên ngoài.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài. Tập trung tuyển dụng cán bộ trong độ tuổi từ dưới 27. Ưu tiên tuyển dụng không qua thi viết đối với cán bộ trẻ có thành tích cao trong học tập.
b) Đào tạo nguồn nhân lực:
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và khuyến khích tinh thần học tập đến từng cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, ý thức và trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng và đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức xã hội,….
Thực hiện nghiên cứu và vận dụng tối đã các chế độ đào tạo của BIDV để áp dụng đối với các cấp cán bộ trong Chi nhánh, xác định chương trình đào tạo dài hạn đối với từng cán bộ theo định hướng phát triển nghề nghiệp, từ cán bộ mới được tuyển dụng đến cán bộ lãnh đạo cấp cao. Có cơ chế hỗ trợ thích hợp để tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ trẻ tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Khảo sát và đánh giá nhu cầu đào tạo đối với từng bộ phận nghiệp, không thực hiện đại trà làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cũng như chất lượng đào tạo. Thực hiện đào tạo chuyên sâu đối với các cấp Lãnh đạo từ Trưởng/phó phòng trở lên và nhóm cán bộ nằm trong đối tượng quy hoạch để xây dựng lớp kế cận nguồn có chất lượng cao. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, tổ chức khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo đào tạo gắn với tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, phù hợp với đối tượng đào tạo, yêu cầu sử dụng cán bộ: tăng năng lực chuyên môn cho cán bộ tác nghiệp, tăng năng lực quản lý điều hành cho cán bộ quản lý, đào tạo chuyên sâu cho chuyên gia đầu ngành, hoàn thiện tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch bậc, chức danh cán bộ...
Tập trung đào tạo các kỹ năng làm việc đối với cán bộ và cán bộ quản lý cơ sở; cá nhân thực hiện tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc hoàn thiện trình độ theo tiêu chuẩn vị trí, chức danh.
Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo, bao gồm: tự đào tạo qua thực tế công việc, đào tạo đáp ứng ngay yêu cầu công việc (về kiến thức, kỹ năng, khả năng), đào tạo để phát triển (đào tạo cho mục tiêu trung và dài hạn), trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.
Gắn trách nhiệm cá nhân và thực hiện thi sát hạch sau mỗi kỳ đào tạo nhằm tăng ý thức trách nhiệm trong học tập đối với cán bộ khi được tham gia các khóa đào tạo.
c) Đánh giá kết quả công việc và đánh giá cán bộ nhân viên:
Xây dựng quy định, quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc với các tiêu chí, định lượng cụ thể và theo từng vị trí công tác (căn cứ vào bảng mô tả công việc).
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp theo thông lệ và các phương pháp mới để đánh giá kết quả công việc của cán bộ. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc phải công khai, minh bạch và trực tiếp đối với các cán bộ được đánh giá.
Quản lý chặt chẽ, toàn diện quá trình đánh giá nhằm giúp cho cán bộ thấy rõ kết quả công việc và hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá cán bộ với phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên trong tất cả các đơn vị thuộc BIDV.
Đồng thời cũng xây dựng và triển khai đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng Phòng gắn với đánh giá kết quả công việc của cán bộ để kích thích cán bộ làm việc theo tinh thần đồng đội và quan tâm đến kết quả làm việc cuối cùng của đơn vị thay vì chỉ quan tâm đến kết quả công việc cá nhân.
d) Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ thường xuyên theo quy định:
Rà soát đánh giá và thực hiện điều động luân chuyển thường xuyên đối với các bộ phận nghiệp vụ nhằm sắp xếp công việc phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của từng cán bộ. Yêu cầu tại mỗi bộ phận có lịch công tác tuần và được theo giõi tổng hợp đánh giá hàng tháng/quý/năm đồng thời xây dựng bản mô tả công việc/tiêu chuẩn/yêu cầu công việc đến từng cán bộ nhân viên tại từng bộ phận nghiệp vụ, giao cho lãnh đạo Phòng theo dõi và Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tổng hợp đánh giá báo cáo lãnh đạo theo định kỳ, trên cơ sở đó đưa ra tham mưu đề xuất điều động luân chuyển cán bộ phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn đảm bảo hiệu quả công việc cao nhất.
e) Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh, đảm bảo yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao:
Xây dựng và thực hiện Quy chế chi trả thu nhập mới, đáp ứng được các yêu cầu: thu hút, duy trì đội ngũ cán bộ giỏi; kích thích tinh thần làm việc của người lao động; phù hợp với yêu cầu của luật pháp và khả năng tài chính của Ngân hàng. Quy chế này được xây dựng trên cơ sở định giá giá trị công việc, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và kết quả kinh doanh của đơn vị.
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng của toàn hệ thống: khen thưởng kịp thời, không đại trà để công tác thi đua khen thưởng thực sự tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say hết mình với công việc.
3.6. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:
Với việc Việt Nam gia nhập WTO và thị trường tài chín của Việt Nam cũng đang ngày càng hấp dẫn các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới đã đặt không chỉ BIDV Vĩnh Phúc mà nhiều các NHTM của Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh lớn từ các ngân hàng nước ngoài. Vì thế, đổi mới công nghệ đang được các ngân hàng Việt Nam hết sức quan tâm. Công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng trong khi giao dịch, sẽ giúp ngân hàng xử lý các tình huống nhanh, chính xác, kịp thời, thông qua đó sẽ giữ chân được khách hàng ở lại ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Hơn thế nữa, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng giảm bớt được nhiều chi phí trong quá trình hoạt động, qua đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Tuy nhiên, khi lựa chọn công nghệ cũng cần chú ý đến khả năng tương thích giữa mức độ hiện đại của công nghệ, trình độ chuyên môn của cán bộ nhan viên ngân hàng cũng như thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam. Như thế sẽ tránh được tình trạng lãng phí do không sử dụng công dụng của các thiết bị.
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho không chỉ hoạt động huy đông vốn mà còn cả những hoạt động khác nữa của ngân hàng phát triển. Công nghệ cũng là một yếu tố giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, BIDV Vĩnh Phúc cần phải:
Xây dựng cho được chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng với mục tiêu đón đầu, đi trước với hệ thống mở, có khả năng phát triển các sản phẩm, tiện ích phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Khai thác tối đa những thành tựu của chương trình hiện đại hoá để tăng khả năng sử dụng những sản phẩm huy động vốn có tiện ích cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Khẩn trương áp dụng các các dịch vụ, tiện ích hỗ trợ với các giao dịch tiền gửi như: các tiện ích của ATM (vấn tin, gửi tiền, thanh toán ...), kết nối thanh toán qua thẻ, thanh toán tự động, đưa công nghệ Phone -banking và e-banking vào hoạt động của ngân hàng trên diện rộng
4.1. Kiến nghị với BIDV:
Nhạy bén với diễn biến lãi suất thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh, hài hòa lợi ích giữa Ngân hàng và khách hàng.
Phát triển sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng (quan trọng, thất thiết, tiềm năng,..) trên cơ sở đó có cơ chế chính sách về lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm duy trì ổn định nền khách hàng và thu hút gia tăng nhóm khách hàng mới.
Thiết kế và xây dựng các dòng sản phẩm tiết kiệm có tinh linh hoạt cao về kỳ hạn, có thể cho phép rút trước hạn mà vẫn đảm bảo về lãi suất hoặc cho phép gửi tích lũy với lãi suất cao theo kỳ hạn tích lũy,… hoặc triển khai sản phẩm tiết kiệm tiền gửi với kỳ hạn ngày với loại hình này sẽ khuyến khích các Tổ chức kinh tế đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế lơn/Định chế tài chính/các doanh nghiệp sản xuất có nguồn tiền thanh toán với doanh số cao được gia tăng lợi ích từ lãi suất tiền gửi do mức lãi suất kỳ hạn ngày cao hơn lãi suất không kỳ hạn.
Đồng bộ, dễ triển khai, không chồng chéo và tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm tiền gửi với nhau.
Có cơ chế khuyến khích rõ ràng và đảm bảo thu nhập cho Chi nhánh.
Thứ hai: Thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị khi triển khai các sản phẩm tiền gửi mới trên các kênh thông tin đại chúng.
Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế giá điều chuyển vốn FTP và phân cấp uỷ quyền quyết định lãi suất huy động vốn. Trong điều kiện lãi suất thị trường tăng cao, tiệm cận và thậm chí vượt lãi suất cho vay như hiện nay, đề nghị BIDV thực hiện cơ chế cấp bù để hỗ trợ chi nhánh thực hiện các khoản tiền gửi lớn. Đồng thời triển khai cơ chế giá vốn FTP riêng cho nhóm khách hàng quan trọng theo hướng giá cao hơn giá vốn FTP thông thường để từ đó Chi nhánh có điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh giữ khách hàng.
Thứ tư: Thực hiện phân cấp uỷ quyền trong điều hành hoạt động huy động vốn dân cư nhằm tăng tính chủ động của chi nhánh trong việc quyết định lãi suất nhận tiền gửi, thẩm quyền của các Chi nhánh trong việc nhận các khoản tiền gửi khách hàng cá nhân. Khi có quy định cụ thể về số dư huy động, biên độ lãi suất để cấp Chi nhánh chủ động thực hiện.
Đào tạo về sản phẩm huy động vốn, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng; Định kỳ, tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng CRM, cán bộ đón tiếp khách hàng CSR, cán bộ dịch vụ khách hàng Teller, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng, thu thập thông tin khách hàng…
Thứ bảy: Xây dựng bộ cẩm nang sản phẩm tiền gửi cá nhân dành cho cán bộ QHKH và thường xuyên cập nhật các nội dung bộ cẩm nang này, trong đó có đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh tranh để cán bộ QHKH dễ dàng nắm được các đặc tính, vị trí của sản phẩm của BIDV để giới thiệu cho khách hàng.
4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới Luật phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội. Rà soát lại các văn bản liên quan đến hoạt động huy động vốn để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và các cam kết quốc tế của Việt Nam (sau khi gia nhập WTO và các tổ chức quốc tế).
Ngân hàng Nhà Nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định đối với hoạt động huy động vốn, triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng đến các Ngân hàng thương mại. Xây dựng chế độ quản lý và khai thác thông tin đảm bảo nhanh, an toàn và chính xác.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích các NHTM tăng cường huy động vốn nói chung và huy động vốn dân cư nói riêng để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 đã có hiệu lực từ đầu 2011, cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, qui định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình sản phẩm huy động vốn ngân hàng mà các TCTD được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cần có chế tài mạnh mẽ và quyết liệt đối với các trường hợp vi phạm vượt trần lãi suất huy động và các cam kết về huy động vốn theo quy định của Ngân hàng.
Ngân hàng Nhà Nước tiếp tục nghiên cứu và sớm triển khai áp dụng lãi suất thoả thuận trong huy động vốn từ dân cư. Vốn là một hàng hoá đặc biệt, giá của hàng hoá này chính là lãi suất. Sự biến động của lãi suất phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường. Vì vậy, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên để lãi suất huy động được vận động theo cơ chế thị trường, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bằng các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu…
Điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc phù hợp giữa các tổ chức tín dụng: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 1 Thông tư 20/2010/TT-NHNN đối với một số TCTD của Ngân hàng Nhà nước: “Đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi”. Hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng cho ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% và các NH thương mại là 3% đối với kỳ hạn gửi dưới 12 tháng và 1% đối với kỳ hạn gửi trên 12 tháng. Gần đây, còn có 5 TCTD bao gồm: Ngân hàng TMCP Mê Kông, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Độ chênh lệch lớn khiến ảnh hưởng đến các NHTM phải dự trữ mức 3% khiến giảm sức cạnh tranh so các NHTM chỉ dự trữ 1%. Do đó, kiến nghị điều chỉnh mức phù hợp, không quá chênh lệch giữa các nhóm NHTM.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động huy động vốn của các NHTM
Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng để hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư và người sử dụng vốn thì Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, ban hành các luật, văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng nhưng phải đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM đi đúng giới hạn, phù hợp với xu thế hội nhập.
Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát tốt tỷ lệ lạm phát, ổn định thị trưởng tiền tệ, vàng, tỷ giá và duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Thực hiện giải quyết tốt các chính sách và nguồn lực cho sự phát triển như chính sách đất đai; tạo việc làm; an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Cần có một thể chế kinh tế và hành chính hiện đại, có hiệu lực cao… Sự ổn định của môi trường vĩ mô là nhân tố quan trọng cho việc thu hút nguồn vốn huy động của các NHTM dựa trên hai góc độ: giá trị đồng tiền ổn định và gia tăng thu nhập người dân, từ đó khơi tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đến nay đã thực hiện trên 6 năm. Tuy nhiên, nhìn chung, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định 291, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Từ đó, làm hạn chế tiền mặt trong dân và gia tăng lượng tiền trong tài khoản tại ngân hàng.
Thời gian vừa qua, nghiệp vụ huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng truớc tình hình nguồn vốn khan hiếm và sự hội nhập ngày càng tiến gần.
Qua quá trình nghiên cứu “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc”, tác giả đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở nhìn nhận những mặt hạn chế, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
Trong khuôn khổ có hạn của bản luận văn, phạm vi thời gian nghiên cứu cũng như những hạn chế của bản thân, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo Trường Đại học Đông Đô, các chuyên gia và đồng nghiệp, để những vấn đề nêu ra trong bản luận văn này được hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc
1. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Chính phủ (1999), Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội
3. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng (2005), Giáo trình Kế toán ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. ISO (2005), ISO9000:2005 Quality management systems, Fundamentals and vocabulary 3rd.
7. TS. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012-2016), Báo cáo thường niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Hà Nội.
10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Vĩnh Phúc (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Vĩnh Phúc.
11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Vĩnh Phúc (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Vĩnh Phúc.
12.Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.