Quay lại
Tiếp theo

Thứ năm, 30/11/2017 | 02:43 GMT+7


Bạn Đào Thị Hoàng Nhung sinh viên K21 Tài chính Ngân hàng, Đại học Đông Đô đạt giải khuyến khích: Bài dự thi tấm gương nhà giáo Việt Nam 2017

 

Ngoài bố mẹ của chúng ta thì thầy cô là người muốn bạn thành công nhất, có thể họ không cho bạn thành công được trong sự nghiệp nhưng họ sẵn sàng bỏ hết tâm huyết ra để dạy dỗ bạn thành “ Người “. 
 

 Thời xưa, nước Lỗ nổi tiếng với Khổng Phu Tử hay còn gọi là Khổng Tử. Người ta biết đến ông như một trong những nhà khai sáng ra Nho giáo, tuy nhiên ông được người đời tôn sùng và vinh danh là bậc thầy của những bậc thầy dậy học. Ngày nay, thầy cô của chúng ta tuy không phải là những vĩ nhân, hay những con người tầm cỡ, đơn giản chỉ là một người bình thường như bao người. Nhưng tôi tin chắc rằng thầy cô của các bạn, những con người thay nhau dìu dắt chúng ta từ khi còn bé hay khi lên tiểu học, trung học và đại học, tất cả những “con người bình thường ấy” đều dành cho bạn những tình cảm sâu sắc, lặng lẽ mà có thể khi bạn rời xa ghế nhà trường rồi mới hiểu sâu và thấm thía. Có thể bạn không tin, nhưng...

Ngoài bố mẹ của chúng ta thì thầy cô là người muốn bạn thành công nhất, có thể họ không cho bạn thành công được trong sự nghiệp nhưng họ sẵn sàng bỏ hết tâm huyết ra để dạy dỗ bạn thành “ Người “. Họ không có tình yêu bao la, rộng lớn như tình yêu của cha mẹ dành cho ta, nhưng “ người lạ “ mà tận tâm, tận tụy, tận tình với bạn có lẽ ngoài thầy cô ra thì khó có thể còn ai khác. 

Có lúc la mắng, có lúc tức giận và cũng có lúc họ rơi nước mắt...dành cho bạn. Như, câu chuyện của tôi. Chủ nhiệm cấp ba,là một cô giáo trung tuổi có khuôn mặt đượm nét buồn. Thật không có gì đặc sắc để nhớ đến cô nếu như không...

Tôi, một đứa con của gia đình khó khăn, cha mẹ làm nông, sau tôi là một cậu em trai kém ba tuổi. Hai chị em cùng lớn lên, cùng ăn học, vì điều kiện kinh tế thiếu thốn mà cha mẹ tôi chạy vạy khắp nơi để có tiền cho hai chị em tôi đi học. Một năm, hai năm, rồi ba năm, vì không trả được nợ nên không còn ai tin tưởng và cho cha mẹ tôi vay tiền nữa. Việc học của tôi vì thế bị chững lại. Dường như cô thấu hiểu chuyện gia đình tôi, lên lớp cô không nhắc nhiều về chuyện đóng học nhưng tôi thấy ngại và xấu hổ khi có một vài bạn nói nhiều điều sau lưng tôi. Trong lớp tôi còn có 3 bạn khác cũng có hoàn cảnh như vậy, tôi cũng thấy được an ủi hơn. Nhưng ngày qua ngày, hạn đóng tiền học cuối cùng đã tới. Gia đình vẫn khó khăn. 17 tuổi, tôi bật khóc nghĩ tại sao gia đình mình lại nghèo như thế? Và tôi nghỉ học. Sợ cha mẹ phải suy nghĩ nhiều, tôi không dám nhắc tới tiền đóng học, và càng không dám đi học, cũng không dám nói với cha mẹ rằng tôi sẽ nghỉ học. vì vậy, tôi cứ lang thang, sợ tới trường cũng không về dám về nhà. Cứ như vậy ba ngày trôi qua, tôi về nhà và đứng tim lại khi nhìn thấy cô giáo chủ nhiệm đang ngồi cùng bố mẹ mình. Tôi sợ, tôi lo lắng , bao nhiêu dòng suy nghĩ chạy ngang đến khi cô cất lời : “ em bây giờ mới đi học về à?” tôi chỉ biết đứng hình và “ Vâng ạ”. Mẹ tôi kéo tay tôi lại gần và nói tôi cảm ơn cô vì cô đã giúp tiền đóng học. Tôi thật sự bất ngờ và không nghĩ được gì nhiều, chỉ sung sướng biết rằng tôi lại được đi học. Và bí mật tôi trốn học chôn vùi mãi giữa tôi và cô.

Ngày hôm sau, tôi ngạc nhiên hơn khi ba đứa bạn nghèo cùng lớp cũng được cô giúp đỡ, cô giúp chúng tôi tiền học, giúp chúng tôi được đi học thêm. Vậy mà, hai năm cô chủ nhiệm bốn đưá tôi lại không biết gì nhiều về cô cả. Chỉ biết rằng ánh mắt cô phảng phất buồn kể cả khi cô cười. 27 tuổi cô sinh đứa còn đầu lòng, đưá bé mới lọt lòng mẹ đã bị bệnh tim bẩm sinh, cô chạy chữa khắp mọi nơi, khắp bao nhiêu bệnh viện vẫn không có cách nào cứu chữa, đứa con rời xa cô lúc 4 tuổi. Sau này, cứ mỗi dịp trung thu cô lại tới Bệnh viện nhi TW để phát quà cho các em nhỏ, cô còn lập một quỹ từ thiện nhỏ để giúp đỡ nhưng em bị mắc bệnh tim bẩm sinh. 

Đã sáu năm trôi qua, cô vẫn duy trì những điều tốt đẹp đó,cho dù không ai biết tới, không được ai vinh danh. Khi biết về cô như vậy, mấy đưá chúng tôi chỉ biết thấu cảm nỗi đau đó bằng cả trái tim non nớt mới lớn. Từ đó, để cảm ơn cô, mỗi chúng tôi đều dành thời gian cho dịp trung thu để giúp cô phát quà cho các em nhỏ. Năm này qua năm khác,mọi chuyện vẫn vậy, cô vẫn dành khoảng thời gian giữa năm cho các bé thiếu nhi không may mắn. Chỉ có điều, cô lặng lẽ già đi. Tôi khâm phục người phụ nữ nhỏ bé ấy và càng tự hào hơn khi được làm học sinh của cô, được cô dìu dắt, quan tâm và yêu thương. Tôi thấy mình thật may mắn khi được lớn lên trong chiếc lôi đầy tình thương của cô. Có lẽ vì vậy mà sau này, tôi đều trân trọng từng người làm nghề nhà giáo.

Nghề giáo tuy không vất vả gian nan nắng mưa như những người công nhân trông cây, trồng lúa. Mà họ mang nặng cả tương lai của đất nước, là chính những học sinh, là tôi, là các bạn. Họ luôn mang bên mình biết bao câu hỏi: liệu thế hệ họ nuôi dưỡng có là niềm tin cho đất nước? Học trò của họ có giúp ích cho xã hội? Trái tim của họ luôn đắm chìm trong nhiệm vụ “sự nghiệp trồng người”. Những điều thầy cô dạy bạn là những tri thức được trau dồi qua thời gian, chắt lọc những điều tuyệt vời nhất để truyền đạt lại mong chúng ta hiểu. Chúng ta học một, thấy cô học mười. Họ học vì chúng ta, và chúng ta là mỗi một người con của họ.

Cuộc đời mỗi học sinh đều có những câu chuyện riêng đáng nhớ về thầy cô, dù là tích cực hay tiêu cực, dù là chuyện vui hay chuyện buồn. Những kỉ niệm đáng nhớ có rất nhiều, tuy nhiên những điều không hay vẫn còn tồn tại. Khoảng cách giữa phu tử và sĩ tử thời xa xưa dựa trên sự ngưỡng mộ và tôn kính. Ngày nay,nó được kéo gần lại theo thời gian, gần đến mức thầy cô không những là người truyền đạt kiến thức mà còn là bạn bè, là người sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ khó khăn của chúng ta. Tuy nhiên, có phải khoảng cách đó quá gần mà có một số học trò sẵn sàng nói những câu xúc phạm thầy cô, sẵn sàng hơn thua thậm chí còn làm họ đổ máu. Thầy cô, có người sẽ nặng lời với bạn, khó tính với bạn. Đó là vì họ chưa biết cách bày tỏ sự yêu mến của họ đối với bạn mà thôi. Vậy mà một số trong những người còn ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta lại vội vàng phẫn nộ và căm ghét họ. Nếu bạn hỏi tôi “ Đã bao giờ tôi không hài lòng với những thầy cô đã từng dạy tôi chưa?”. Câu trả lời sẽ là “có”. Nhưng thời gian qua đi chúng ta sẽ nhận thấy đó chỉ là cảm xúc nhất thời ở tuổi bồng bột.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

 Câu nói quen thuộc nhưng mấy ai thấu hiểu? Hai từ “Nhà giáo” quả thật rất thiêng liêng.