Thông tin cá nhân
Thứ hai, 25/04/2016 | 03:53 GMT+7
Nội dung ôn thi môn điều kiện tốt nghiệp năm 2016 dành cho sinh viên
------------------ *** ------------------
HỌC PHẦN II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
1./ Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
a./ Cơ sở khách quan.
+ Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Bối cảnh thời đại ( quốc tế ).
+ Những tiền đề tư tưởng – lý luận.
- Giá trị truyền thống dân tộc.
- Tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin.
b./ Nhân tố chủ quan.
+ Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
+ Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
2./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
a./ Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa.
- Sự phân hoá của xã hội thuộc địa.
- Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa.
- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng thuộc địa.
- Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa.
- Tính chất của cách mạng thuộc địa.
+ Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
- Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
- Giành độc lập dân tộc.
- Giành chính quyền về tay nhân dân.
b/ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
+ Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó.
+ Cách mạng tư sản là không triệt để. ( Cách mạng tư sản Mỹ; Cách mạng tư sản Pháp ).
+ Con đường giải phóng dân tộc.
- Cả hai cuộc giải phóng giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới.
- Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
c./ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
+ Cách mạng trước hết phải có Đảng
- Yêu cầu tổ chức và giác ngộ quần chúng.
- Phải liên lạc với cách mạng thế giới.
- Phải có cách làm đúng
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất.
- Đảng mang bản chất giai cấp công nhân.
- Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
d./ Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức.
+ Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Lực lượng toàn dân tộc.
- Động lực cách mạng.
- Bạn đồng minh của cách mạng
e/ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo.
+ Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.
g/ Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.
+ Tính tất yếu của bạo lực cách mạng.
+ Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình
+ Hình thái bạo lực cách mạng ( Khởi nghĩa toàn dân; Chiến tranh nhân dân )
3./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a./ Tính tất yếu của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm giải phóng con người một cách triệt để.
b./ Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
+ Bản chất và đặc trưng tổng quát của Chủ nghĩa xã hội.
* Về bản chất chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú trong đó con người được phát triển toàn diện; tự do; nhằm tới mục đích giảI phóng con người.
- Về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, làm sao cho dân giàu, nước mạnh.
- Chủ nghĩa xã hội ở Vịêt Nam là lý tưởng, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
* Về đặc trưng Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ yếu nêu những điểm sau đây:
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
- Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Là chế độ không còn người bóc lột người.
- Là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.
c./ Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Mục tiêu ( mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể ).
+ Động lực:
- Động lực vật chất và động lực tinh thần.
- Kết hợp sức mạnh, động lực của tập thể, cá nhân con người.
- Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế.
4./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
a./ Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
+ Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên.
+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiệm vụ xây dựng Đảng càng trở nên thường xuyên hơn.
- Hồ Chí Minh về tính hai mặt của quyền lực.
- Nhận định của Hồ Chí Minh có ý nghĩa triết lý và thực tiễn sâu sắc đối với Đảng cầm quyền trong giáo dục, rèn luyện đảng viên và chỉnh đốn Đảng nói chung.
b./ Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận.
- Lý luận và vai trò của lý luận.
- Giáo dục lý luận Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên ( những điểm lưu ý của Hồ Chí Minh trong tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác– Lênin)
+ Xây dựng Đảng về chính trị
- Xây dựng đường lối chính trị – một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của xây dựng Đảng.
- Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng.
- Bảo vệ chính trị, thực hiện nghị quyết.
- Củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị.
+ Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.
+ Xây dựng Đảng về đạo đức.
- Tư cách và đạo đức cách mạng của Đảng
- Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
5./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
a./ Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng.
+ Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc.
b./ Nội dung của đại đoàn kết dân tộc.
+ Nội dung của đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Khái niệm DÂN, NHÂN DÂN và đại đoàn kết dân tộc - đại đoàn kết toàn dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phảI đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân giảI quyết hài hoá mối quan hệ giai cấp – dân tộc.
+ Để thực hiện được đại đoàn kết toàn kết toàn dân cần chú ý:
-Kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc.
-Phải khoan dung, độ lượng với con người, tin ở con người.
c./ Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất.
6./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
a./ Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
+ Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
+ Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
+ Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gườn về đạo đức.
- Xây đi đôi với chống.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
b./ Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
-Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
- Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
. Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội.
. Yêu lao động, cần cù, sáng tạo trong học tập
. Yêu khoa học, kỹ thuật.
- Những đức tính cụ thể mà sinh viên cần rèn luyện.
+ Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay.
- Những nội dung cơ bản sinh viên cần học tập:
. Học trung với nước, hiếu với dân.
. Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, giản dị, khiêm tốn.
. Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân.
. Học tấm gương về ý chí, nghị lực vượt qua gian nguy, thử thách để đạt mục đích cuộc sống.
- Phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
------------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ Giáo dục và đào tạo – NXB Chính trị quốc gia – HN, 2014.
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc VI, VII, VIII, IX, X, XI.