Quay lại
Tiếp theo

Thứ hai, 11/09/2017 | 10:10 GMT+7


Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

(Ban hành kèm theo Quyết định số:37/QĐ-ĐĐ ngày 16/02/2017) 

Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét học vụ; xét và công nhận tốt nghiệp.
2. Văn bản này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ.
Điều 2. Chương trình đào tạo, Đề cương chi tiết học phần
1. Chương trình đào tạo (sau đây gọi tắt là chương trình) cần thể hiện rõ: trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện.
2. Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính - ngành phụ, kiểu 2 văn bằng) và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
3. Đề cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số lượng tín chỉ, điều kiện tiên quyết (nếu có), nội dung lý thuyết và thực hành, cách thức đánh giá, giáo trình, tài liệu tham khảo và điều kiện thí nghiệm, thực hành, thực tập phục vụ học phần.
4. Chương trình đào tạo do Hiệu trưởng phê duyệt, với khối lượng của mỗi chương trình không dưới: 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm; 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm.
5. Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên quản lý nội dung chương trình đào tạo của tất cả các ngành trong trường. Việc điều chỉnh nội dung chương trình phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa thống nhất đề nghị bằng văn bản và trình Hiệu trưởng phê duyệt (thông qua Hội đồng khoa học cấp trường).
Điều 3. Học phần và Tín chỉ
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ (trừ học phần đồ án môn học, đồ án/khóa luận tốt nghiệp), nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
2. Các loại học phần:  
 a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
 b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn. Sinh viên phải tích lũy đủ số tín chỉ của các học phần tự chọn trong chương trình thiết kế cho khóa học.
 c) Học phần tương đương: là học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường hoặc của một đơn vị đào tạo khác có cùng số tín chỉ sẽ được phép tích lũy để thay thế cho học phần trong chương trình của ngành đào tạo. Hiệu trưởng quy định học phần tương đương, ngành và khóa áp dụng trên cơ sở đề xuất của khoa chuyên môn, phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên.
 d) Học phần thay thế: là học phần được sử dụng khi một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa và được thay thế bằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy. Hiệu trưởng quy định học phần thay thế trên cơ sở đề xuất của khoa chuyên môn và phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên.
 e) Học phần tiên quyết: học phần A là học phần tiên quyết của học phần B, nghĩa là khi sinh viên muốn đăng ký học học phần B thì phải hoàn thành tích lũy học phần A từ điểm D trở lên.
 g) Học phần học trước: học phần A là học phần học trước của học phần B thì sinh viên phải học xong (có thể chưa đạt) học phần A thì mới được dự lớp học phần B.
 h) Học phần điều kiện bao gồm: Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh. Số tín chỉ của các học phần này không được tính vào số tín chỉ tích lũy của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá của các học phần này là điều kiện để xét tốt nghiệp ra trường. Sinh viên phải tích lũy đạt các học phần điều kiện mới được xét tốt nghiệp.
3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉđược quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 60 giờ thực tập tại cơ sở; 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
        Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
        Một tiết học được tính bằng 50 phút.
        Do điều kiện thực tế của nhà trường, nếu vẫn thực hiện tiết học 45 phút thì việc quy đổi theo bảng sau:
TT
MÔN HỌC
TÍN CHỈ
SỐ TIẾT THỰC GIẢNG (45’)
SỐ TIẾT HƯỚNG DẪN
TỔNG SỐ TIẾT THANH TOÁN
1
Môn A
2
33
3
36
2
Môn B
3
50
4
54
3
Môn C
4
66
6
72
Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy
    Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 7 giờ 30 đến 21 giờ 30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, được quy định cụ thể như sau:
Buổi
Tiết học
Thời gian
Sáng
Tiết 1
7h30’-8h15’
Tiết 2
8h20’-9h05’
Tiết 3
9h15’-10h0’
Tiết 4
10h05’-10h50’
Tiết 5
10h55-11h40’
Chiều
Tiết 6
13h15’-14h00’
Tiết 7
14h05’-14h50’
Tiết 8
15h00’-15h45’
Tiết 9
15h50’-16h35’
Tiết 10
16h40’-17h25’
Tối
Tiết 11
18h00’-18h45’
Tiết 12
18h50’-19h35’
Tiết 13
19h40’-20h25’
Tiết 14
20h30’-21h15’
     Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế, các khoa vẫn có thể bố trí giảng dạy vào các ngày thứ bảy, chủ nhật trong tuần.
     Căn cứ vào số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của khoa, các khoa chủ động sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với tình hình thực tế và gửi thời khóa biểu về trường để theo dõi, quản lý (gửi qua phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên).
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
     Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ (TBCHK) là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học. Học phần bị điểm F không được tính vào khối lượng kiến thức tích lũy.
4. Điểm trung bình chung tích lũy (TBCTL) là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
 
Chương II - TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Nhà trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ.
  a) Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tùy thuộc chương trình, khóa học được quy định như sau:
Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
  b) Học kỳ: Một năm học có học kỳ chính và học kỳ phụ.
- Học kỳ chính: học kỳ chính là bắt buộc trong kế hoạch đào tạo của năm học. Học kỳ chính gồm học kỳ 1 và học kỳ 2, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi.
- Học kỳ phụ: là học kỳ được tổ chức trong thời gian nghỉ hè của sinh viên. Học kỳ phụ tổ chức để sinh viên có điều kiện học lại, học bù, học cải thiện. Học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi. Sinh viên đăng ký học trong học kỳ phụ phải viết đơn được Giáo viên chủ nhiệm và Trưởng khoa ký duyệt. Sinh viên đăng ký học trong học kỳ phụ phải đóng học phí theo quy định của nhà trường. Không có chế độ miễn, giảm học phí trong học kỳ phụ. Khoa căn cứ số lượng sinh viên đăng ký học trong học kỳ phụ, lập kế hoạch tổ chức học kỳ phụ và gửi kế hoạch và danh sách về phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên.
2. Việc phân bổ số học phần, số tín chỉ cho từng học kỳ, từng năm học được thiết kế trong Chương trình đào tạo của ngành đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khóa học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khóa học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khóa học trên 5 năm và không vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. Thời gian tối đa sinh viên được phép học tập trong trường bao gồm cả thời gian dành cho học cùng lúc hai chương trình, thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân và thời gian học ở trường khác trước khi chuyển về trường Đại học Đông Đô (nếu có).
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.
Điều 7. Nhập học
1. Khi trúng tuyển, có Giấy gọi nhập học, sinh viên phải nộp các giấy tờ theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân và do phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên quản lý.
2. Một số trường hợp khác nhập học hệ chính quy:
     - Sinh viên đang học ở nước ngoài có nguyện vọng và được giới thiệu về nước học tiếp được Trường Đại học Đông Đô chấp thuận bằng văn bản;
     - Sinh viên nước ngoài đăng ký theo học các chương trình đào tạo của Trường.
3. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục nhập học cho sinh viên trúng tuyển, các khoa sắp xếp thí sinh vào các lớp, lập danh sách báo cáo Hiệu trưởng (gửi qua phòng Đào tạo và QLSV). Phòng Đào tạo và QLSV có trách nhiệm kiểm tra, trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận thí sinh là sinh viên chính thức của trường và cấp cho sinh viên:
    a) Thẻ sinh viên;
    b) Sổ tay sinh viên. Trong sổ tay sinh viên có các thông tin: mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình đào tạo, quy chế đào tạo, quy chế sinh viên, các chế độ chính sách liên quan đến sinh viên;
4. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành và theo quy định của Trường Đại học Đông Đô.
Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo
Trường Đại học Đông Đô tuyển sinh theo ngành đào tạo. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển được sắp xếp vào học theo ngành đào tạo đã đăng ký. Trường hợp ngành có các chuyên ngành đào tạo khác nhau, tùy theo số lượng sinh viên, nhà trường  sẽ xếp lớp theo chuyên ngành ngay từ khi nhập học hoặc sau khi học xong phần kiến thức chung của ngành.
Tuy nhiên khi sinh viên đủ điều kiện trúng tuyển hệ đại học hoặc cao đẳng của Trường Đại học Đông Đô, nhà trường tôn trọng quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, sinh viên có thể đăng ký học các ngành mà nhà trường có dựa trên năng lực, sở thích và sở trường phù hợp với Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường Đại học Đông Đô.
Tùy điều kiện thực tế, Trưởng khoa quy định cụ thể đối với số lượng sinh viên tối thiểu của một lớp theo chuyên ngành đào tạo.
Điều 9. Tổ chức lớp học
Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học là 15 sinh viên. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu thì việc tổ chức lớp sẽ do Trưởng khoa quyết định trên cơ sở thống nhất với các sinh viên đăng ký lớp học đó.
Tùy theo số lượng sinh viên, Trưởng khoa có trách nhiệm tổ chức các lớp học và báo cáo Hiệu trưởng, có các lớp sau:
1. Lớp sinh viên: được thành lập trên cơ sở số lượng sinh viên đã nhập học theo ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (như quy định ở điều 8). Lớp sinh viên được tổ chức theo Quy chế Công tác sinh viên hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, có đủ hệ thống tổ chức như: Giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn. Lớp sinh viên có tên riêng gắn với khoa, khóa, ngành và duy trì trong suốt khóa học.
   Việc tổ chức học tập của lớp sinh viên theo từng học kỳ đã được thiết kế trong chương trình đào tạo của ngành đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Quản lý sinh viên của lớp trong thời gian học do Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp thực hiện. Mỗi lớp sinh viên có một Sổ theo dõi giảng dạy và học tập theo mẫu quy định của trường.
2. Lớp học phần: được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Mỗi lớp học phần có thời khóa biểu, lịch thi và được gán một mã số riêng. Tùy điều kiện cụ thể, Trưởng khoa quy định số lượng sinh viên trong một lớp học phần cho phù hợp. Lớp học phần có thể được tổ chức theo nhu cầu mở lớp của sinh viên để học lại, học cải thiện điểm, học vượt … (lớp có thể từ 1 sinh viên trở lên).
     Lớp học phần không có ban cán sự lớp, Giảng viên giảng dạy học phần là người trực tiếp quản lý lớp học và chịu trách nhiệm đánh giá các điểm thành phần trong quá trình học tập.
Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập
1. Đầu mỗi năm học, các khoa phải thông báo dự kiến kế hoạch học tập trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.
2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với khoa. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
   a) Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;
   b) Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;
   c) Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không có lớp.
          Tùy điều kiện đào tạo của khoa, Trưởng khoa xem xét, quyết định các hình thức đăng ký thích hợp.
3. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:
   a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;
   b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
   c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
4. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
5. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập đã được thiết kế cho mỗi chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Riêng đối với học phần điều kiện sẽ do nhà trường tổ chức chung cho tất cả các khoa.
6. Trước khi bắt đầu học kỳ chính 1 tuần, Trưởng khoa báo cáo Hiệu trưởng (gửi qua phòng Đào tạo và QLSV) Kế hoạch đào tạo của từng khóa, từng lớp sinh viên theo trình tự học tập được thiết kế cho mỗi chương trình đào tạo đã được phê duyệt, và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện Kế hoạch đó. Nếu cần phải điều chỉnh kế hoạch đào tạo của khoa nào, Hiệu trưởng sẽ có văn bản gửi cho khoa đó. Phòng Đào tạo và QLSV có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch đào tạo của các khoa.
Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký
1. Sinh viên được quyền rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký vì các lý do cá nhân (sức khỏe, tài chính, hoặc các lý do đặc biệt khác…), nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Trước khi kết thúc tuần thứ 2 của học kỳ chính và chậm nhất trong tuần học đầu tiên của học kỳ phụ, sinh viên có nhu cầu rút bớt học phần phải viết đơn, Giáo viên chủ nhiệm ký xác nhận. Sinh viên phải trực tiếp nộp đơn lên Văn phòng khoa, Văn phòng khoa sẽ trực tiếp hủy học phần cho sinh viên sau khi đơn của sinh viên đã có chữ ký đồng ý của Trưởng khoa.
b) Không vi phạm khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.
2. Từ tuần thứ 3 của học kỳ chính và từ tuần thứ 2 của học kỳ phụ, các học phần đã đăng ký sẽ không được phép hủy và giữ nguyên trong kết quả đăng ký học. Sinh viên có tên trong danh sách lớp học phần phải nộp học phí để học và nếu không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và học phần đó phải nhận điểm F.
    Trường hợp đặc biệt, nếu sinh viên vẫn có nguyện vọng và nộp đơn xin rút bớt học phần, sinh viên được chấp nhận rút bớt học phần nhưng không được rút lại học phí đã nộp đối với học phần đó.
3. Sinh viên chỉ được phép không đến lớp đối với học phần xin rút bớt sau khi Văn phòng khoa thông báo đã xóa tên trong danh sách lớp học phần và gửi danh sách lớp cho giảng viên phụ trách giảng dạy học phần đó.
Điều 12. Đăng ký học lại, học cải thiện điểm, học vượt
1. Học lại: Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
   Đối với những sinh viên sau khi đã hết thời gian học tập chính thức tại trường theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 6 những vẫn còn thời gian kéo dài theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và vẫn còn nợ điểm học phần (do chưa học hoặc đã học nhưng bị điểm F), nếu muốn học hoặc học lại, sinh viên phải nộp đơn xin học lên Văn phòng khoa chậm nhất trước khi bắt đầu học kỳ mới một tuần để xếp lớp. Trường hợp không có lớp để học ghép trong học kỳ, Trưởng khoa sẽ xem xét quyết định cho mở lớp riêng nếu sinh viên có nhu cầu và có đơn tự nguyện xin mở lớp riêng. Trưởng khoa có trách nhiệm gửi danh sách lớp mở riêng về trường qua phòng Đào tạo và QLSV trước khi bắt đầu 01 tuần.
2. Học cải thiện điểm:
       Đối với học phần đã có kết quả đạt điểm C hoặc D, sinh viên được phép đăng ký học để cải thiện điểm (trừ các học phần thực hành, thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, rèn nghề). Học cải thiện điểm chỉ tổ chức vào học kỳ phụ, không tổ chức học cải thiện điểm trong các học kỳ chính và không hạn chế số lần học cải thiện điểm đối với mỗi học phần.
3. Học vượt:
       Học vượt là hình thức sinh viên đăng ký học thêm một hoặc một số học phần so với khối lượng học tập đã thiết kế trong chương trình đào tạo cho mỗi học kỳ, năm học để có thể tốt nghiệp sớm hơn so với thời gian quy định cho khóa đào tạo.
       Chỉ cho phép sinh viên đăng ký học vượt trong các học kỳ chính. Sinh viên muốn đăng ký học vượt trong học kỳ nào phải nộp đơn xin học vượt lên phòng Đào tạo và QLSV muộn nhất là 2 tuần trước khi bắt đầu học kỳ (đơn theo mẫu của nhà trường). Đơn phải có chữ ký xác nhận của Cố vấn học tập và Trưởng khoa. Việc học vượt của sinh viên do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 13. Nghỉ ốm
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi Trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, y tế địa phương, phòng khám đa khoa quận, huyện, thị xã hoặc của bệnh viện.
Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực
1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, Hiệu trưởng quy định cụ thể giới hạn khối lượng kiến thức để chuyển xếp hạng năm đào tạo như sau:
a)
Sinh viên năm thứ nhất:
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 40 tín chỉ;
b)
Sinh viên năm thứ hai:
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 40 tín chỉ đến dưới 80 tín chỉ;
c)
Sinh viên năm thứ ba:
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 80 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ;
d)
Sinh viên năm thứ tư:
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 160 tín chỉ;
e)
Sinh viên năm thứ năm:
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 160 tín chỉ trở lên
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, nhà trường tổ chức xét học vụ và xếp hạng về học lực cho sinh viên trong học kỳ như sau:
Học lực
Xếp loại
Điểm TBC tích lũy
Hạng bình thường
Xuất sắc
Từ 3,6 đến 4,0
Giỏi
Từ 3,2 đến 3,59
Khá
Từ 2,5 đến 3,19
Trung bình
Từ 2,0 đến 2,49
Hạng yếu, kém
Yếu
Từ 1,0 đến 1,99
Kém
Dưới 1,0
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
Điều 15. Nghỉ học tạm thời
1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
  a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
  b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;
  c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.
       Sinh viên có nhu cầu nghỉ học tạm thời phải viết đơn (theo mẫu quy định của nhà trường) có xác nhận của Trưởng khoa và gửi Phòng Đào tạo và QLSV. Phòng Đào tạo và QLSV trình Hiệu trưởng ký quyết định cho sinh viên nghỉ học tạm thời trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Trước khi được xét nghỉ học tạm thời, sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ học phí đối với nhà trường.
2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng (gửi qua phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên) ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.
       - Đối với trường hợp được điều động và lực lượng vũ trang, nộp đơn xin trở lại học tập kèm bản sao Quyết định xuất ngũ;
       - Đối với các trường hợp bị ốm đau, tai nạn phải điều trị lâu dài, nộp đơn kèm theo giấy xác nhận của cơ quan y tế nơi đã trực tiếp điều trị cho sinh viên;
       - Ngoài hai trường hợp trên, sinh viên nộp đơn có xác nhận của chính quyền địa phương về ý thức chấp hành pháp luật trong thời gian về nghỉ tại địa phương.
Điều 16. Cảnh báo kết quả học tập và xử lý thôi học
1. Cảnh báo kết quả học tập
Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Các khoa có trách nhiệm cảnh báo kết quả học tập của sinh viên dựa trên các điều kiện sau:
   a) Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
   b) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;
   c) Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Sinh viên không được phép bị cảnh báo kết quả học tập ở hai học kỳ chính liên tiếp. Số lần bị cảnh báo kết quả học tập trong toàn khóa học tối đa 4 lần (4 học kỳ).
d) Xử lý sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập: Sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập vẫn giữ nguyên quân số ở lớp sinh viên. Việc xếp loại học lực và kết quả rèn luyện vẫn thực hiện theo lớp sinh viên. Sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập phải tăng cường liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm để được tư vấn về kế hoạch học tập của cá nhân.
 e) Trưởng khoa có trách nhiệm gửi Danh sách sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập theo từng học kỳ về phòng Đào tạo và QLSV để theo dõi.
2. Xử lý thôi học:
  a) Cho thôi học: Căn cứ vào nhu cầu cá nhân, sinh viên có thể viết đơn xin thôi học gửi Văn phòng khoa. Sau khi có ý kiến của Trưởng khoa, Văn phòng khoa có trách nhiệm gửi đơn của sinh viên về phòng Đào tạo và QLSV. Phòng Đào tạo và QLSV trình Hiệu trưởng quyết định cho sinh viên thôi học.
  b) Buộc thôi học: Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
    - Bị cảnh báo kết quả học tập 2 học kỳ chính liên tiếp hoặc bị cảnh báo kết quả học tập 4 lần trong toàn khóa học;
    - Đã hết thời gian tối đa cho phép học mà chưa hội đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng;
- Không hoàn thành nghĩa vụ nộp học phí theo quy định của trường;
- Tự ý bỏ học không lý do, có điểm TBCHK bằng 0 trong học kỳ;
- Đi thi hộ, học hộ hoặc nhờ người khác đi thi, học hộ lần thứ hai;
- Bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
3. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, nhà trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên vừa theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b khoản 2 của Điều này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Trưởng khoa trình Hiệu trưởng (thông qua phòng Đào tạo và QLSV) xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình
1. Sinh viên Đại học Đông Đô nếu có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai có trong chương trình đào tạo của trường để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
  a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;
  b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu;
  c) Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo nhưng những học phần đã tích lũy được ở chương trình thứ 2 vẫn được bảo lưu kết quả nếu sinh viên đủ điều kiện được học và có nhu cầu học tiếp chương trình thứ 2.
3. Thủ tục đăng ký học cùng lúc hai chương trình
     Sinh viên nộp đơn xin học thêm chương trình thứ 2 lên phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên trước khi bắt đầu học kỳ chính 2 tuần (theo mẫu đơn quy định của trường).
     Phòng Đào tạo và QLSV xem xét, nếu thấy đủ điều kiện sẽ trình Hiệu trưởng ra quyết định cho phép sinh viên học cùng lúc hai chương trình. Nếu không đủ điều kiện sẽ ra thông báo gửi về khoa để báo cho sinh viên biết. Sau khi có quyết định của Hiệu trưởng, sinh viên sẽ trực tiếp đăng ký thời khóa biểu học chương trình thứ 2 với khoa.
4. Cuối mỗi học kỳ, khoa có chương trình thứ 2 sinh viên đăng ký học phải gửi kết quả học tập từng học phần cho phòng Đào tạo và QLSV để tính điểm tổng kết và xếp hạng học lực cho sinh viên. Phòng Đào tạo và QLSV căn cứ kết quả học tập chương trình thứ 1 và kết quả học tập chương trình thứ 2 để xét điều kiện sinh viên có được tiếp tục học hay phải dừng học chương trình thứ 2 ở kỳ học tiếp theo.
5. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ 1, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này. Khi học chương trình thứ 2, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung, khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ 1.
6. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Điều 18. Chuyển trường
1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
   a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;
   b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
   c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
   d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
   a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
   b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
   c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
   d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
   e) Sinh viên còn nợ học phí hoặc các tài sản khác của nhà trường.
3. Thủ tục chuyển đi:
   a) Sinh viên xin chuyển đi phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nộp cho Hiệu trưởng qua phòng Đào tạo và QLSV. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển trường (theo mẫu quy định chung của Bộ GD&ĐT);
- Bảng sao kết quả học tập của sinh viên đã học tại trường có xác nhận của phòng Đào tạo và QLSV.
   b) Sau khi nhận hồ sơ, phòng Đào tạo và QLSV trình Hiệu trưởng xác nhận vào Đơn xin chuyển trường đồng thời ra quyết định cho phép sinh viên chuyển trường.
Sau khi đã có Quyết định cho phép chuyển trường, sinh viên phải cắt chuyển toàn bộ các giấy tờ có liên quan để mang nộp cho trường xin chuyển đến. Phòng Đào tạo và QLSV sẽ xóa tên sinh viên khỏi danh sách sinh viên của trường và thông báo cho khoa
4. Thủ tục chuyển đến
   a) Sinh viên xin chuyển đến phải nộp hồ sơ xin chuyển trường cho phòng Đào tạo và QLSV. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển trường đã có chữ ký và dấu đồng ý cho chuyển của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi;
- Bảng sao kết quả học tập của sinh viên đã học tại trường xin chuyển đi có xác nhận của phòng Đào tạo;
- Các loại giấy tờ khác.
   b) Sau khi nhận hồ sơ, phòng Đào tạo và QLSV trình Hiệu trưởng xem xét. Nếu đồng ý sẽ xác nhận vào đơn xin chuyển trường của sinh viên đồng thời ra quyết định tiếp nhận.
   c) Khi đã có Quyết định tiếp nhận, sinh viên phải nộp 01 bảng điểm (bản chính) đã học ở trường chuyển đi lên phòng Đào tạo và QLSV, 01 bảng điểm (bản phô tô) lên khoa.
            Phòng Đào tạo và QLSV phối hợp với khoa xem xét, công nhận các học phần và kết quả học tập của các học phần mà sinh viên chuyển đến đã học trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên chuyển đi với chương trình của nhà trường đang đào tạo và thông báo cho sinh viên biết, đồng thời gửi danh sách các học phần sinh viên không phải học cho khoa để khoa sắp xếp sinh viên vào lớp học.
 
Chương III - KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 19. Đánh giá học phần
1. Điểm đánh giá học phần:
a) Đối với các học phần (môn học) chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành, điểm đánh giá học phần (gọi là điểm học phần) bao gồm:
- Điểm kiểm tra thường xuyên (gọi là điểm kiểm tra) có trọng số là 30% điểm học phần;
- Điểm thi kết thúc học phần (là bắt buộc) có trọng số là 70% điểm học phần
Điểm học phần = (điểm kiểm tra x 0,3) + (điểm thi KTHP x 0,7)
b) Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
c) Đối với các học phần đồ án môn học:
Điểm học phần = (ĐHD + ĐC)/2
            Trong đó:       - ĐHD: điểm của các giảng viên hướng dẫn
                                    - ĐC: điểm trung bình cộng của các giảng viên chấm đồ án
2. Điểm kiểm tra:
            Điểm kiểm tra được đánh giá theo hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, thảo luận, chữa bài tập trên lớp, thực hành, tiểu luận, bài tập lớn … (đối với học phần có cả lý thuyết và thực hành).
            Việc chọn hình thức kiểm tra thường xuyên và số lần kiểm tra của từng học phần phải được ghi trong đề cương chi tiết của học phần và được Hiệu trưởng phê duyệt. Giảng viên giảng dạy trực tiếp ra đề kiểm tra và chấm bài kiểm tra theo quy định trong đề cương chi tiết của học phần. Khi chấm bài kiểm tra, giảng viên có quyền cộng điểm ưu tiên về tính chuyên cần của sinh viên vào bài kiểm tra đó nhưng không quá 2 điểm và vẫn đảm bảo điểm bài kiểm tra không quá 10 điểm. Đối với những học phần có nhiều lần kiểm tra thường xuyên thì điểm kiểm tra thường xuyên là trung bình cộng của các lần kiểm tra và được làm tròn đến một chữ số thập phân. Sinh viên thiếu bài kiểm tra lần nào (không có lý do) thì bị điểm 0 lần kiểm tra đó.
3. Đối với các học phần thực tập nghề nghiệp (nếu có):
            Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực tập nghề nghiệp.
            Điểm tổng kết được tính trọn vẹn theo học phần, bao gồm:
            - Điểm kiểm tra thường xuyên có trọng số 30% điểm học phần
            - Điểm thi kết thúc học phần có trong số 70% điểm học phần.
       Bài thi kết thúc học phần thực tập nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thi viết tiểu luận hoặc bài tập lớn.
       Nếu sinh viên không dự thi kết thúc học phần (không có lý do) đối với học phần nào thì điểm thi học phần đó phải nhận điểm 0 và điểm học phần đó phải nhận điểm F.
      Điểm kiểm tra và điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
1.Trưởng khoa chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và điều hành thi học kỳ (kể cả kỳ thi chính và kỳ thi phụ). Phòng Đào tạo và QLSV có trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình tổ chức thi cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của từng môn học. Ban Khảo thí và Kiểm định chất lượng có trách nhiệm cung cấp đề thi các môn học và tổ chức Thanh tra kỳ thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thi kết thúc học phần được tổ chức theo học kỳ cho tất cả các học phần sinh viên học trong học kỳ đó, hoặc tổ chức thi từng học phần trong thời gian của học kỳ phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng khoa. Mỗi học kỳ, khoa tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kết thúc học phần cuối cùng ở kỳ thi chính. Quy định cụ thể như sau:
- Sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần vì nghỉ quá số tiết, điểm thi bị tính là điểm 0 và điểm học phần là điểm F, không được tham gia kỳ thi phụ và phải học lại.
- Sinh viên bị cấm thi vì chưa hoàn thành học phí, điểm thi học phần bị tính là điểm 0, điểm học phần là điểm F và được tham gia kỳ thi phụ (nếu sau đó nộp đủ học phí).
- Sinh viên đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nhưng vắng thi không lý do, điểm thi học phần bị tính là điểm 0, điểm học phần là điểm F và được tham gia kỳ thi phụ nếu được Trưởng khoa đồng ý.
- Sinh viên vắng thi có lý do (có đơn và xác nhận của Trưởng khoa) được tham dự kỳ thi phụ và điểm thi được tính là thi lần đầu, nếu không đạt phải học lại.
3. Thời gian dành cho ôn thi ít nhất là 1 ngày cho một tín chỉ. Thời gian ôn và thi của mỗi kỳ thi phải được Trưởng khoa đề xuất trong kế hoạch đào tạo đầu mỗi học kỳ. Phòng thi phải đảm bảo quy định 1sv/1 bàn thi, đảm bảo ánh sáng, vệ sinh. Khi vào phòng thi, sinh viên phải xuất trình thẻ sinh viên hoặc chứng minh thư nhân dân và phải ngồi đúng theo quy định. Nếu thi vấn đáp, số lượng sinh viên vào phòng thi để chuẩn bị không quá 5 sinh viên cùng một bàn hỏi thi. Thời gian hỏi thi vấn đáp từ 10-20 phút đối với mỗi sinh viên.
4. Không tổ chức thi kết thúc học phần theo các kỳ thi của học kỳ đối với các học phần thực hành, thực tập nghề nghiệp. Các học phần này kết thúc ở thời điểm nào, giảng viên tổ chức đánh giá điểm học phần tại thời điểm đó và không tổ chức đánh giá theo hình thức thi lý thuyết.
5. Điều kiện dự thi kết thúc học phần
        a) Sinh viên phải đảm bảo trên 75% số giờ lên lớp của học phần kể cả lý thuyết, thảo luận và thực hành (đối với học phần có cả thực hành) mới được dự thi kết thúc học phần.
        Tuy nhiên, đối với những sinh viên tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vì cộng đồng sẽ được xem xét để được dự thi học phần khi có đề nghị của phòng Đào tạo và QLSV, Đoàn thanh niên và được sự đồng ý của giảng viên giảng dạy và khoa quản lý sinh viên.
b) Sinh viên đã đóng đủ học phí trong học kỳ
       Sinh viên không thỏa mãn các điều kiện ở điểm a và b sẽ không được dự thi (hay không đủ điều kiện thi kết thúc học phần). Danh sách sinh viên không được dự thi (không thỏa mãn điều kiện mục a) do giảng viên trực tiếp giảng dạy đề nghị (theo mẫu của trường), Trưởng khoa duyệt. Giảng viên có trách nhiệm công bố trước lớp trước khi kết thúc buổi học cuối cùng và phải nộp cho khoa 01 bản, chậm nhất 03 ngày trước khi bắt đầu tổ chức thi kết thúc học phần (để xóa tên sinh viên khỏi danh sách thi).
       Sinh viên không được dự thi do vi phạm các quy định ở mục a, b khoản 5 điều này hoặc bị đình chỉ thi (do vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả thi) phải nhận điểm 0 cho kết quả thi và điểm F đối với học phần không được dự thi.
 
  Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần
1. Đề thi do giảng viên giảng dạy học phần chuẩn bị theo sự phân công của Trưởng khoa. Đề thi, đáp án, thang điểm phải được đánh máy rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt, ghi rõ thời gian làm bài. Giảng viên ra đề phải chịu trách nhiệm về nội dung và tính bảo mật của đề thi. Đề thi phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Nếu trường có ngân hàng đề thi do ban Khảo thí và KĐCL quản lý, trước mỗi buổi thi, lãnh đạo ban Khảo thí và KĐCL hoặc cán bộ được phân công bốc thăm ngẫu nhiên đề thi trong ngân hàng đề để phô tô và cho vào túi niêm phong đối với từng học phần và từng phòng thi.
2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hình thức thi được ghi trong đề cương chi tiết học phần.
3. Dù thi theo hình thức nào, việc chấm thi kết thúc học phần của mỗi học phần phải do hai giảng viên đảm nhiệm.
Việc tổ chức thi, bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm theo quy định hiện hành của trường. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn và được lưu giữ tại khoa.
4. Thi vấn đáp kết thúc học phần: mỗi bàn hỏi thi có tối thiểu hai giảng viên thực hiện, trong đó một người giảng dạy chính đối với học phần, người thứ hai là giảng viên giảng dạy học phần hoặc gần chuyên môn với học phần đó. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình Trưởng bộ môn hoặc Trưởng khoa quyết định.
  Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản.
  Điểm học phần sau khi chấm xong có đầy đủ chữ ký của 2 giảng viên được phô tô thành 4 bản: bản gốc gửi về phòng Đào tạo và QLSV, một bản gửi về ban Khảo thí và K ĐCL, một bản giảng viên giữ, một bản lưu tại văn phòng khoa.
   Quy trình tổ chức và quản lý thi kết thúc học phần và kiểm tra giữa kỳ, làm phách, chấm bài, quản lý điểm, nhập điểm … thực hiện theo quy định của trường.
5. Sinh viên vắng thi có lý do chính đáng (có đơn và xác nhận của Trưởng khoa) ở kỳ thi chính, sẽ được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ sinh viên sẽ phải đăng ký dự thi tại kỳ thi của học kỳ tiếp theo.
Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1. Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần được tính theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
2. Điểm đánh giá học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ và thang điểm 4 như trong bảng sau:
            Bảng quy đổi giữa thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4:
 
TT
Thang điểm 10
Xếp loại
Thang điểm 4
Bằng chữ
Bằng số
1.       
8,5 đến 10
Giỏi
A
4
2.       
7,0 đến 8,4
Khá
B
3
3.       
5,5 đến 6,9
Trung bình
C
2
4.       
4,0 đến 5,4
Trung bình yếu
D
1
5.       
0 đến 3,9
Kém (không đạt
F
0
Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I: Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X: Chưa nhận được kết quả thi.
Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
       a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do hoặc không được dự thi (như quy định tại khoản 3 điều 20) hoặc bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế thi ở mức đình chỉ hủy bỏ kết quả thi phải nhận điểm 0;
       b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
       c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 của Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
  a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra giữa kỳ hoặc hoặc thi kết thúc học phần, nhưng phải được Trưởng khoa cho phép;
   b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi kết thúc học phần vì những lý do khách quan, được Trưởng khoa cho phép;
   Trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các điểm thành phần còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.
6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng Đào tạo và QLSV của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.
7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
       a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.
            b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung
1. Tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy dựa trên thang điểm 4 (bằng số) đã được quy đổi như trong khoản 2, Điều 22. Được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

   Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét cảnh báo, thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
 
Chương IV - XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 24. Thực tập tốt nghiệp, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp
1. Thực tập tốt nghiệp (TTTN): được tổ chức vào học kỳ cuối khóa. Đầu học kỳ cuối khóa, sinh viên đăng ký đi thực tập tốt nghiệp (đề tài, địa điểm, giảng viên hướng dẫn).
  a) Đối với hệ đào tạo đại học 4-5 năm, học văn bằng 2, học song song hai chương trình: đi thực tập làm đề tài, viết đồ án, khóa luận tốt nghiệp, thời gian từ 12-16 tuần, thời lượng từ 7 đến 14 tín chỉ.
  b) Đối với hệ đào tạo liên thông lên đại học: đi thực tập, làm chuyên đề, viết báo cáo tốt nghiệp, thời gian từ 12 đến 16 tuần, thời lượng 5 tín chỉ.
2. Điều kiện đi thực tập tốt nghiệp, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp cuối khóa: đến thời điểm xét điều kiện đi TTTN, sinh viên không được nợ quá 21 tín chỉ (bao gồm cả số tín chỉ thực tập tốt nghiệp, làm đồ án, khóa luận) đối với hệ đào tạo đại học 4-5 năm, văn bằng 2 và 11 tín chỉ (bao gồm 5 tín chỉ TTTN, làm đồ án, khoa luận tốt nghiệp) đối với hệ đào tạo liên thông.
       Khoa tổ chức xét, lập danh sách sinh viên đủ điều kiện đi thực tập tốt nghiệp, tên đề tài, giảng viên hướng dẫn (GVHD) và địa điểm thực tập trình Hiệu trưởng (thông qua phòng Đào tạo và QLSV) xem xét ra quyết định.
3. Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện đi thực tập tốt nghiệp như ở khoản 2 của điều này, sau khi đã trả được điểm các học phần còn nợ (trả hết hoặc trả được một phần nhưng số tín chỉ nợ thấp hơn mức quy định ở khoản 2), sinh viên nộp đơn xin đi thực tập cho khoa; khoa tổ chức xét điều kiện đi thực tập tốt nghiệp cho sinh viên, Trình tự xét và các thủ tục nộp lên phòng Đào tạo và QLSV như đã quy định tại khoản 2 của điều này.
4. Trong thời gian đi TTTN, sinh viên không được phép học các học phần khác trong chương trình đào tạo.
Điều 25. Chấm báo cáo, đồ án, khóa luận tốt nghiệp
1. Hình thức đánh giá đồ án, khóa luận, báo cáo tốt nghiệp
a) Đối với đồ án, khóa luận tốt nghiệp (hệ đại học 4-5 năm, văn bằng 2, học song song 2 chương trình): Khoa tổ chức Hội đồng đánh giá. Sinh viên trình bày nội dung đồ án, khóa luận tốt nghiệp và trả lời các câu hỏi trước các thành viên Hội đồng (TVHĐ). Mỗi Hội đồng có từ 3 đến 5 giảng viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký.
b) Đối với báo cáo tốt nghiệp (hệ cao đẳng, liên thông lên đại học): có thể đánh giá báo cáo tốt nghiệp theo hình thức Hội đồng (như đối với khóa luận tốt nghiệp) hoặc chấm chéo như đối với bài thi kết thúc học phần.
2. Điểm của đồ án, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp là điểm trung bình cộng điểm của các thành viên chấm (bao gồm các thành viên hội đồng chấm và giảng viên hướng dẫn), chấm theo thang điểm 10 và được quy đổi sang điểm chữ (A, B, C, D). Kết quả chấm đồ án, khóa luận, báo cáo tốt nghiệp phải công bố công khai trước lớp sau khi kết thúc đánh giá và phải được gửi lên phòng Đào tạo và QLSV 01 bản (bản gốc), Ban Khảo thí và Kiểm định chất lượng 01 bản chậm nhất 5 ngày sau khi kết thúc chấm.
            Công thức tính điểm:
Điểm KLTN =
Điểm GVHD + Điểm TVHĐ1 + Điểm TVHĐ2 + … + Điểm TVHĐn
(n + 1)
3. Điểm đồ án, khóa luận, báo cáo tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học. Sinh viên có đồ án, khóa luận tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại.
4. Sinh viên trong thời gian TTTN vi phạm các quy định của Nhà trường hoặc địa phương, cơ quan, tổ chức nơi đến thực tập ở mức không được công nhận kết quả thực tập phải đăng ký thực tập lại. Để được đi thực tập lại, sinh viên phải viết đơn xin thực tập lại nộp cho khoa chuyên môn, khoa xét điều kiện đi thực tập và lập tờ trình kèm danh sách sinh viên như đối với các trường hợp quy định ở khoản 3 điều 24.
Điều 26. Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và trình tự xét
1. Điều kiện được xét và công nhận tốt nghiệp:
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo được quy định tại Điều 2 của Quy định này;
c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng - An ninh và Giáo dục thể chất;
đ) Hoàn thành (điểm đạt) đối với các học phần rèn nghề (nếu có) trong chương trình đào tạo (hoặc có chứng chỉ);
e) Không còn nợ học phí;
f) không còn nợ sách, giáo trình của thư viện hoặc tài sản khác của Nhà trường.
2. Hoãn xét tốt nghiệp, xin xét tốt nghiệp sớm
a) Hoãn xét tốt nghiệp: Sinh viên đã hoàn thành khóa học, đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp, nếu có nguyện vọng hoãn xét tốt nghiệp vì lý do cá nhân (muốn học cải thiện điểm, đi nghĩa vụ quân sự, đi học hoặc lao động ở nước ngoài …) thì phải viết đơn nộp Trưởng khoa. Khoa tiến hành xét theo trình tự quy định tại khoản 3 của điều này và báo cáo Hội đồng xét tốt nghiệp trường. Thời gian xin hoãn xét tốt nghiệp được tính vào thời gian học chính thức tại trường và không được vượt quá thời gian theo quy định tại khoản 3 điều 6.
b) Xin xét tốt nghiệp sớm: Sinh viên đã hoàn thành khóa học sớm hơn so với thời gian quy định tại điểm a khoản 1 của điều 6 do học vượt phải viết đơn xin xét tốt nghiệp sớm nộp Trưởng khoa. Khoa tiến hành xét theo trình tự quy định tại khoản 3 của điều này và báo cáo Hội đồng xét tốt nghiệp trường.
c) Xét tốt nghiệp bổ sung: là hình thức xét tốt nghiệp cho những sinh viên không đủ điều kiện xét tốt nghiệp cùng với khóa tuyển sinh (vi phạm các nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ, e, f của điều này) nhưng vẫn còn đủ thời gian của khóa học theo quy định tại khoản 3 của điều 6 hoặc sinh viên thuộc điểm a khoản 2 của điều này.
Sinh viên nộp đơn xin xét tốt nghiệp bổ sung cho Trưởng khoa. Trường hợp sinh viên đã có quyết định trả về địa phương, ngoài đơn xin xét tốt nghiệp, sinh viên phải nộp giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành pháp luật ở nơi cư trú trong thời gian từ ngày có quyết định trả về địa phương đến ngày nộp đơn xin xét tốt nghiệp. Khoa tiến hành xét tốt nghiệp bổ sung cho sinh viên theo trình tự quy định tại khoản 3 của điều này và báo cáo Hội đồng xét tốt nghiệp trường (qua phòng Đào tạo và QLSV).
Việc xét tốt nghiệp cho các trường hợp tại điểm b, c khoản 2 của điều này được riến hành xét ghép cùng với các lớp/khóa sinh viên tốt nghiệp hoặc có thể tổ chức xét định kỳ theo từng tháng nếu cần thiết.
3. Trình tự và thủ tục xét tốt nghiệp:
a) Sau mỗi học kỳ, phòng Đào tạo và QLSV thống kê danh sách, điểm học tập toàn khóa của các sinh viên thuộc diện sẽ công nhận tốt nghiệp gửi các đơn vị chức năng để rà soát:
     - Các khoa chuyên môn rà soát kết quả học tập, điểm học phần, điểm TBCTK, hạng tốt nghiệp, các chứng chỉ bắt buộc, điểm đánh giá rèn luyện của sinh viên.
     - Phòng Đào tạo và QLSV rà soát trích ngang, vi phạm kỷ luật (nếu có) của sinh viên.
     - Thư viện rà soát nợ giáo trình, sách.
     - Phòng Tài vụ rà soát nợ học phí.
        Kết quả rà soát của các đơn vị phải được gửi cho Trưởng khoa có sinh viên tốt nghiệp chậm nhất 1 tuần sau khi có thông báo của phòng Đào tạo và QLSV (không có báo cáo gửi khoa coi như không nợ).
b) Trưởng khoa có sinh viên xét tốt nghiệp tổ chức họp Hội đồng xét tốt nghiệp của khoa để xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho sinh viên (đủ điều kiện, không đủ điều kiện). Thời gian họp xét cấp khoa chậm nhất 1 tuần sau khi có kết quả báo cáo rà soát của các đơn vị chức năng ở điểm a, khoản 3 điều này. Sau khi xét, khoa gửi hồ sơ đề nghị nhà trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên (thông qua phòng Đào tạo và QLSV), hồ sơ gồm:
- Biên bản họp Hội đồng xét tốt nghiệp cấp khoa;
- Báo cáo rà soát của các đơn vị chức năng;
- Danh sách đủ điều kiện và không đủ điều kiện đề nghị công nhận tốt nghiệp (theo mẫu quy định của trường).
        Khoa gửi hồ sơ lên phòng Đào tạo và QLSV chậm nhất 1 tuần sau khi có kết quả của Hội đồng xét tốt nghiệp cấp khoa.
c) Phòng Đào tạo và QLSV sau khi xem xét hồ sơ do khoa gửi, nếu đủ thủ tục thì báo cáo Hiệu trưởng và đăng ký họp Hội đồng xét tốt nghiệp cấp trường. Thời gian tổ chức họp Hội đồng xét tốt nghiệp cấp trường không quá 10 ngày kể từ ngày phòng Đào tạo và QLSV nhận được hồ sơ xin xét tốt nghiệp của khoa chuyên môn gửi lên.
d) Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Phó Chủ tịch, Trưởng phòng Đào tạo và QLSV làm ủy viên thường trực, Phó trưởng phòng Đào tạo và QLSV làm Thư ký và các thành viên là các Trưởng khoa chuyên môn, Trưởng ban Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Trưởng phòng Tài vụ.
4. Cấp bảng điểm, quyết định công nhận tốt nghiệp
            Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp:
- Phòng Đào tạo và QLSV trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp (bao gồm quyết định tốt nghiệp chung cho toàn khóa học và quyết định tốt nghiệp cá nhân).
- Phòng Đào tạo và QLSV in và cấp bảng điểm tốt nghiệp cho sinh viên. Bảng điểm phải do Trưởng (hoặc Phó) phòng Đào tạo và QLSV ký.
       Quyết định công nhận tốt nghiệp và bảng điểm cá nhân phải ghi rõ ngành và chuyên ngành đào tạo và được giao về các khoa chuyên môn để cấp cho sinh viên (01 bản mỗi loại) chậm nhất 15 ngày tính từ ngày Hội đồng xét tốt nghiệp trường họp.
       Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách sinh viên được công nhận tốt nghiệp được đưa lên website của trường.
Điều 27. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo
1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo (theo Danh mục đào tạo cấp IV của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, như sau:
            a) Loại xuất sắc:       Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
            b) Loại giỏi:             Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
            c) Loại khá:               Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình:   Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
    Bằng tốt nghiệp được cấp cho sinh viên sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp.
2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
  a) Có số tín chỉ của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình (không bao gồm các học phần GDTC, GDQP);
  b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm học tập toàn khóa theo từng học phần. Các ngành đào tạo có chuyên ngành thì ghi rõ chuyên ngành đào tạo bên dưới ngành.
       Đối với học phần bị điểm F ở lần học thứ nhất: trong bảng điểm phải ghi điểm F ở lần học thứ nhất và lần 2 ghi điểm cao nhất trong các lần học tiếp theo.
       Đối với các học phần có học cải thiện điểm: ghi vào bẳng điểm ở cột lần học thứ nhất kết quả điểm cao nhất trong các lần học.
4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 26 của Quy định này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.
5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy định này.
 
Chương V - XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 28. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra
1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, thi kết thúc học phần, chuẩn bị báo cáo, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.
2. Sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Đông Đô.
 
Chương VI - NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 29. Khen thưởng, học bổng
            Sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện được Trường và khoa ghi nhận và xét khen thưởng, cấp học bổng. Sinh viên thi Olympic quốc gia, đạt các giải do các tổ chức có uy tín trong nước và trên thế giới tổ chức, có những sáng kiến mang tính tiên phong, … góp phần nâng cao vị thể, uy tín của Trường sẽ được khen thưởng. Điều kiện và hình thức xét khen thưởng, cấp học bổng được quy định cụ thể trong quy định về khen thưởng đối với sinh viên của Trường Đại học Đông Đô.
            Điều 30. Điều khoản thi hành
            Quy định này có hiệu lực từ học kỳ II năm học 2016-2017.
            Trong quá trình thực hiện, những vướng mắc phát sinh cần được phản ánh kịp thời cho Hiệu trưởng. Việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của quy định này sẽ do Hiệu trưởng quyết định.