Quay lại
Tiếp theo

Thứ hai, 01/01/0001 | 12:00 GMT+7


Giới thiệu về khoa lý luận chính trị

 I. GIỚI THIỆU KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. Giới thiệu
Thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTG ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Đông Đô đã Quyết định thành lập Khoa Mác-Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh vào ngày 14/ 10/ 2002 trong hệ thống các khoa của nhà trường.   Căn cứ vào công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/ 03/ 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa Mác-Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Đông Đô được đổi tên thành Khoa Lý luận Chính trị  từ ngày 06/ 05/ 2009. 
2. Địa chỉ: 301 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
3. Điện thoại: 04.35746217
4. Trưởng  Khoa: Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Vui.
5. Chức năng
- Chức năng của Khoa: Xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức và quản lý việc giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Cụ thể: 
Cùng với số giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn từ trên đại học, Khoa tập hợp một đội ngũ thầy, cô giáo có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chuyên môn cao gồm phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sỹ, giảng viên cao cấp, giảng viên chính ở các trường ngoài tham gia giảng dạy theo hình thức hợp đồng dài hạn hoặc thỉnh giảng. Hiện tai khoa có 19 giảng viên ( bao gồm 5 giảng viên cơ hữu và 14 giảng viên hợp đồng dài hạn). Trong đó có Giáo sư: 1; Phó Giáo sư: 2; Tiến sĩ: 7; Thạc sỹ: 7; Nhà giáo nhân dân: 1; Nhà giáo ưu tú: 2; Giảng viên cao cấp: 3; Giảng viên chính: 8
6. Giảng viên khoa
Một số giảng viên của Khoa trong nhiều năm  tham gia  xây dựng Chương trình các môn Lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các giảng viên của khoa tham gia:
+ Phối hợp với Ban thanh tra giáo dục (nay là Ban Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục) và Phòng Đào tạo nhà trường kiểm tra tiến độ và chất lượng giảng dạy.
+ Tham gia quản lý; giáo dục và rèn luyện sinh viên như: Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Phòng Đào tạo tổ chức các cuộc thi Olimpic môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường cũng như tham gia thi chung với khối các trường Đại học, Cao đẳng do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức; các cuộc thi học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, v.v.
+ Về mặt tổ chức, để nâng cao hơn nữa chất lượng và đổi mới phương pháp giảng dạy môn lý luận chính trị tại trường Đại học Đông Đô, khoa đang xúc tiến thành lập các tổ bộ môn ứng với mỗi môn học bao gồm cả cán bộ cơ hữu và cán bộ hợp đồng dài hạn, trong đó lấy cán bộ cơ hữu làm nòng cốt. 

II. ĐÀO TẠO:
Tổ chức và quản lý việc giảng dạy, học tập ba môn Lý luận chính trị trong toàn trường. Cụ thể:

1./ Môn: “ Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin” 
-  Thời lượng môn học
+ 5 tín chỉ tương đương 8 đvht ( 120 tiết ). Cụ thể:
Phần thứ nhất: 2 tín chỉ tương đương 3 đvht ( 45 tiết)
Phần thứ hai : 2 tín chỉ tương đương 3 đvht ( 45 tiết)
Phần thứ ba :  1 tín chỉ tương đương 2 đvht ( 30 tiết)
+ Nghe giảng: 70%
+ Thảo luận  :  30%
 -  Mục tiêu của môn học: 
+ Phần thứ nhất: có 3 Chương - bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác–Lênin.
+ Phần thứ hai: có 3 Chương – trình bày 3 nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác- Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Phần thứ ba: có 3 Chương – trong đó có 2 chương khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và 1 chương khái quát chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng. 

2./ Môn: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” 
- Thời lượng môn học: 2 tín chỉ tương đương 3 đvht ( 45 tiết )
+ Nghe giảng: 70%
+ Thảo luận  :  30%
- Mục tiêu của môn học: 
+ Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hoá Hồ Chí Minh.
+ Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta.
+ Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.
 - Mô tả vắn tắt nội dung: Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: Chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ Chương 2 đến Chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học. 

3./ Môn: “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” 
- Thời lượng môn học: 3 tín chỉ tương đương 4 đvht ( 60 tiết )
+ Nghe giảng: 70%
+ Thảo luận