Quay lại
Tiếp theo

Thứ năm, 26/04/2018 | 09:32 GMT+7


Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Về kiến thức:

Trình bày được những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản trong nghiên cứu, điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường đất, nước, không khí cũng như các tác động của tự nhiên và nhân sinh đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra; phân tích, đánh giá được chất lượng môi trường; đề xuất được các biện pháp về công nghệ xử lý và quản lý môi trường. Đồng thời biết tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường

Biết thực hiện các hoạt động tư vấn về công nghệ kỹ thuật môi trường. Có khả năng hình thành ý tưởng và thiết kế được các công trình xử lý nước thải, khí thải, đất và chất thải rắn ở quy mô nhỏ và vừa.

Biết tra cứu và vận dụng các văn bản pháp lý hiện hành về môi trường (luật, thông tư, nghị định…) vào công tác quản lý môi trường.

Có trình độ ngoại ngữ để tiếp cận và sử dụng các tài liệu khoa học về công nghệ môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Có khả năng thuyết phục, trình bày và bảo vệ ý tưởng, đề án, dự án, thiết kế bằng ngôn ngữ nói, viết và các công cụ tin học hiện đại.

1.2. Về kỹ năng:

Có kỹ năng điều tra, khảo sát, đánh giá ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh lao động và sức khoẻ cộng đồng; quy hoạch, đề xuất các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Có kỹ năng và năng lực thiết kế, đánh giá, tư vấn kỹ thuật; quản lý; thi công, vận hành và quản lý các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho các công trình dân dụng và công nghiệp, các khu đô thị và khu công nghiệp.

Khả năng tư duy độc lập, han tạo, có phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế; khả năng cải tiến và phát triển các mô hình công nghệ xử lý môi trường.

Kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác và làm việc nhóm; kỹ năng khảo sát thực tế, phân tích tài liệu, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiệu quả; kỹ năng diễn đạt, thuyết trình, trình bày ý kiến, nhận định của bản han; kỹ năng thích ứng với môi trường không ngừng thay đổi.

Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ được trang bị để diễn đạt quan điểm của mình về các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường; đọc hiểu được các văn bản thông thường, tài liệu chuyên ngành; biên soạn được thư tín, các mẫu đơn thông thường và các văn bản viết ở mức độ cơ bản.

Thành thạo tối thiểu một môn thể thao để thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

1.3. Về thái độ:

Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề; có ý thức tôn trọng và làm việc theo pháp luật.

Có tác phong công nghiệp, tỉ mỉ, chính xác và sáng tạo, phương pháp làm việc cởi mở, khoa học và chuyên nghiệp.

Ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp công sức, trí tuệ cho ngành kỹ thuật môi trường và sự phát triển chung của đất nước.

Thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ mọi mặt và phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp.

2. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thực hiện được nhiệm vụ của một kỹ sư ngành CNKTMT, có thể bố trí: làm việc ở Các cơ quan quản lý của nhà nước về Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) như: Bộ, Sở, phòng, TN&MT, Chi cục bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc TN&MT, Trung tâm Công nghệ thông tin TN&MT, Trung tâm Kỹ thuật TN&MT; các Công ty cấp nước, thoát nước, Công ty Môi trường đô thị; các Tổ chức phi chính phủ và các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp...; các tổ chức khảo sát, đánh giá, kiểm soát các yếu tố tác động đến môi trường, nghiên cứu về công nghệ xử lý, thiết kế các quy trình và kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường; Công ty Tư vấn lập dự án về môi trường; các đơn vị thương mại, dịch vụ về các công nghệ, thiết bị nghiên cứu và xử lý môi trường; giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; tham gia nghiên cứu khoa học về môi trường ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu…

Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tế; đủ điều kiện tiếp tục đào tạo ở trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc lĩnh vực môi trường.

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT, THBT đủ tiêu chuẩn lựa chọn tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.

3. Phương thức tuyển sinh:

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia

Xét tuyển theo học bạ THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT